Giáo Án Mầm Non

Giáo án nhận biết tập nói 24-36 tháng

Khi bé được 12 tháng tuổi, bé sẽ bắt đầu bặp bẹ 1 đến 2 từ có nghĩa như ba, bà… Cho đến khi bé chạm mốc 24 tháng tuổi, lúc này các bé sẽ tập nói và tập ngữ điệu ngôn ngữ rất tự nhiên, đặc biệt là việc học một vốn từ vựng rất đa dạng vì lúc này bé đã nghe và hiểu được ngôn ngữ mình đang tập nói. Để có những giờ học và nói cùng bé một cách tự nhiên và hay nhất, Blog.dochoiphulong sẽ chia sẻ cùng bạn giáo án nhận biết tập nói 24-36 tháng với nhiều kinh nghiệm giảng dạy rất thú vị.

Xem thêm: Giáo án nhận biết tập nói 

Xem online hoặc tải về Giáo án nhận biết tập nói 24-36 tháng


tai-giao-an

Nội dung Giáo án nhận biết tập nói 24-36 tháng

GIÁO ÁN NHẬN BIẾT TẬP NÓI 24-36 THÁNG

I. Mục đích_yêu cầu

  1. Kiến thức :

– Trẻ nhận biết, gọi tên được xe đạp, xe máy

– Trẻ biết 1 số bộ phận, đặc điểm, công dụng của xe đạp, xe máy

  1. Kỹ năng :

– Rèn kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định ở trẻ

– Rèn kỹ năng phát âm, phát triển vốn từ cho trẻ.

  1. Giáo dục :

– Trẻ có ý thức tốt khi tham gia giao thông

– Trẻ tích cực hoạt động.

II. Chuẩn bị :

  • Đĩa nhạc ghi bài hát “ Bác đưa thư vui tính.”
  • Lô tô xe đạp xe máy
  • Hình ảnh thật( xem trên ti vi) : xe đạp, xe máy, xích lô, ô tô..

III. Tiến hành

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

1.    ổn định, gây hứng thú

– Cho trẻ hát bài : “ Bác đưa thư vui tính.”

– Hỏi trẻ :

+ Các con vừa hát bài hát gì ?

+ Các con có biết bác đưa thư đi đưa thư bằng phương tiện gì không ?

2.    Quan sát, đàm thoại đối tượng:

·    Quan sát xe đạp :

–        Chúng ta cùng xem bác đưa thư đi bằng phương tiện gì nào ? ( Hình ảnh: xe đạp )

–        Đây là phương tiện gì ?

Cô cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: “ xe đạp.”

–        Cô chỉ vào bánh xe và hỏi :

“ Đây là gì của xe đạp ? ”

Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm : “ bánh xe”

–        Bánh xe đạp có dạng hình gì ?

–        Bánh xe dùng để làm gì ?

–        Cô chỉ vào yên xe và hỏi :

“ Đây là cái gì của xe đạp.”

Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm : “ yên xe.”

–        Yên xe dùng để làm gì ?

–        Cô chỉ vào tay lái và hỏi :

“ Thế đây là cái gì ?”

Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm : “ tay lái.”

–        Tay lái dùng để làm gì ?

–        Các con có biết xe đạp kêu như thế nào không ?

·    Quan sát xe máy:

Ngoài xe đạp các con còn biết phương tiên giao thông nào nữa?

–        Phương tiện gì đây các con ?

Hình ảnh : xe máy

Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm : “ xe máy.”

–        Cô chỉ vào yên xe và hỏi :

“ Đây là gì của xe máy ?”

Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm : “ yên xe.”

–        Yên xe dùng để làm gì ?

–        Cô chỉ vào tay lái và hỏi :

“ Còn đây là gì của xe máy ?”

Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm: “ tay lái.”

–        Tay lái dùng để làm gì ?

–        Cô chỉ vào bánh xe và hỏi :

“ Để xe máy đi được thì phải có gì đây ?”

Cho cả lớp phát âm, cá nhân trẻ phát âm : “ bánh xe.”

–        Bánh xe máy có dạng hình gì?

–        Bánh xe dùng để làm gì ?

–        Xe máy kêu như thế nào ?

·    Củng cố :

–        Cô vừa cho chúng mình làm quen với những phương tiện nào?

–        Cho trẻ xem hình ảnh: xe đạp, xe máy.

“ Đố các con biết xe đạp và xe máy, xe nào chạy nhanh hơn ?

–        Các con có biết xe đạp và xe máy là phương tiện giao thông đường gì không ?

–        Xe đạp và xe máy thì được dùng để làm gì ?

·    Mở rộng, giáo dục :

Xe đạp và xe máy là phương tiện giao thông đường bộ, ngoài ra còn có ô tô, xích lô cũng là phương tiện giao thông đường bộ nữa. khi ngồi trên xe chúng mình phải ngồi thật ngoan, không lắc lư và bám chặt vào bố mẹ nếu không là chúng mình sẽ bị ngã đau đấy ! Khi tham gia giao thông thì chúng mình sẽ gặp cột đèn giao thông có 3 màu: màu xanh, màu đỏ, màu vàng. Nếu gặp đèn đỏ thì chúng mình phải dừng lại, khi nào có đèn xanh chúng mình mới được đi. Và khi đi thì phải đi về bên phải.

3.    Luyện tập_củng cố

“ Cả lớp học rất giỏi vì vậy cô thuởng cho cả lớp trò chơi.”

–        Trò chơi1 : “ xe gì biến mất.”

Cô cho từng xe biến mất, trẻ gọi tên xe biến mất và gọi tên xe còn lại.

–        Trò chơi 2: “ tai ai tinh.”

Cô làm tiếng kêu của từng phương tiện, trẻ nghe và gọi tên phương tiện đó.

–        Trò chơi 3: “ Thi ai nhanh.”

Cô gọi tên phương tiện, trẻ giơ lô tô phương tiện đó.

–        Trò chơi 4: “ Bắt trước tiếng kêu.”

Bây giờ cô và các con sẽ làm người đưa thư. Chúng ta sẽ hát bài: “ bác đưa thư vui tính.” Khi nào cô nói “ xe đạp kêu.” thì các con sẽ nói “ kính coong.” Khi nào cô nói “ xe máy kêu.” thì các con nói “ píp, píp.” Các con đã nhớ chưa.?

 

–        Trẻ hát cùng cô

 

– Trẻ trả lời:

+ “ Bác đưa thư vui tính.”

+ “ xe đạp”

 

 

 

 

 

–        Trẻ quan sát hình ảnh

 

 

–        Trẻ trả lời : “ xe đạp.”

( cả lớp phát âm, trẻ phát âm )

 

–        Trẻ trả lời : “ bánh xe.”

 

 

 

– Trẻ trả lời : “ hình tròn.”

–        Trẻ trả lời theo suy nghĩ.

–        Trẻ trả lời : “ yên xe.”

 

 

 

–        Trẻ trả lời : “ ngồi đạp xe.”

–        Trẻ trả lời : “ tay lái.”

 

 

 

–        Trẻ trả lời : “ để lái xe.”

–        Trẻ trả lời : “ kính coong.”

 

 

–        Trẻ kể những phương tiện trẻ biết

–        Trẻ quan sát hình ảnh, trả lời : “ xe máy.”

 

 

–        Trẻ trả lời : “ yên xe.”

 

 

 

 

–        Trẻ trả lời : “ ngồi lái xe.”

–        Trẻ trả lời : “ tay lái.”

 

 

 

–        Trẻ trả lời : “ lái xe.”

–        Trẻ trả lời : “ bánh xe.”

 

 

 

 

–        Trẻ trả lời : “ hình tròn.”

–        Trẻ trả lời theo suy nghĩ

–        Trẻ trả lời : “ píp ! píp !”

 

–        Trẻ quan sát, trả lời : “ xe đạp, xe máy.”

 

–        Trẻ quan sát và trả lời :

 

“ xe máy chạy nhanh hơn.”

 

–        Trẻ trả lời : “ phương tiện giao than đường bộ.”

 

–        Trẻ trả lời : “ chở người và hàng hóa.”

 

–        Trẻ lắng nghe cô.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

–        Trẻ gọi đúng tên phương tiện biến mất và tên phương tiện còn lại.

 

–        Trẻ gọi đúng tên phương tiện

 

 

 

–        Trẻ giơ đúng lô tô

 

 

– Trẻ hát và làm đúng yêu cầu của cô.

nhan-biet-tap-noi-24-36-thang
Giáo án nhận biết tập nói 24-36 tháng

Blog.dochoiphulong.com – chia sẻ giáo án mầm non miễn phí cho bạn


Đồ Chơi Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị giáo dục, vui chơi và thiết kế mầm non tại TPHCM

Leave a Reply