Tin Tức Tổng Hợp

21 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hay nhất 2018

Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non là “món ăn” không thể thiếu trong “thực đơn” học tập, rèn luyện cũng như vui chơi của các bé mầm non. Các loại trò chơi âm nhạc mầm non thường được thiết kế sao cho các bé tham gia vui chơi có thể phát triển một cách toàn diện về thính giác, khả năng xử lý tình huống và khả năng phán đoán các loại âm thanh trong cuộc sống.

Dưới đây là 21 trò chơi âm nhạc mầm non được lựa chọn từ rất nhiều trò chơi khác đã được các cô giáo mầm non sử dụng rất nhiều và mang lại hiệu ứng cực tốt cho lớp học trở nên sôi động.

Tuyển tập 21 trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non hay nhất 2018

Tro-choi-am-nhac-mam-non
21 trò chơi âm nhạc mầm non hay nhất 2018

Liên quan:

1/ PHI NGỰA

  • Mục đích: Bé biết phi nhanh, chậm theo nhịp bài hát
  • Chuẩn bị: 8 con vật để trang trí xúc xắc hoặc lục lạc
  • Thực hiện: Cô chọn một khoảng rộng, ở giữa cô có thể tạo cảnh để làm khu rừng, cảnh khu rừng có thể là 4 cây, 4 góc, ở giữa có vài con vật, nếu có lục lạc và xúc xắc, vật có thứ kêu đeo hoặc là cầm trên tay. Cô nói: “Các chú ngựa con ơi, đằng kia có khu rừng rất đẹp, mẹ con mình phải vào đó chơi đi, các con nhớ phải theo tiếng nhạc thì mới tìm thấy cửa để vào rừng”. Các cháu cùng đứng quanh cô, lên ngựa (chân trước, chân sau hai tay gập ở khửu) cô vừa phi vừa hát Chậm – Nhanh – Chậm, các cháu phi theo nhịp không cần theo hàng một. Phi xong các chú ngựa con đi vào rừng ăn cỏ, hí vang,…Trò chơi này chỉ chơi một lần (3 lần hát để các cháu phi nhanh chậm)

2. BÉ THI BÒ

Mục đích: Trò chơi mầm non này giúp phát triển kỹ năng vận động toàn diện và phán đoán màu sắc, âm thanh của bé
– Chuẩn bị: 5 chiếc cầu gỗ, 5 tấm lót bằng vải mềm
đồ chơi: bóng bay, kèn…
– Thực hiện :
Các bé sẽ thi tài trên 5 chiếc cầu. Bạn hãy giúp bé bò vượt qua chiếc cầu này, sang đầu bên kia và quay lại. Hãy sử dụng các đồ chơi ngộ nghĩnh, màu sắc để tập trung sự chú ý của bé. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các âm thanh của các đồ chơi để gây thêm sự chú ý cho bé. Bé nào bò về đích trước là người thắng cuộc. Chú ý: Tất cả các cầu phải được lót bằng vải mềm để tránh cho bé bị trầy xước.

3. THỂ DỤC NHỊP ĐIỆU.

Mục đích :
Luyện khả năng vận động theo nhạc và dừng lại theo hiệu lệnh.
– Chuẩn bị :
một chiếc catxet hoặc thiết bị nghe nhạc có thể bật tắt đột ngột
băng nhạc thiếu nhi vui nhộn
– Thực hiện :
Bật một băng ca nhạc thiếu nhi vui nhộn để các Bé nhảy tự do theo nhạc. Khi các Bé đang nhảy, đột ngột tắt nhạc và yêu cầu Bé đứng nguyên tại chỗ. Nói với Bé có thể nhảy theo nhạc khi nhạc được bật lên nhưng khi nhạc tắt, các Bé phải dừng lại. Bạn sẽ mất một chút thời gian để hướng dẫn Bé tập nhảy và dừng đúng lúc. Hãy tham gia chơi hết mình trong trò chơi vui vẻ này. Bạn cũng có thể dừng nhạc và yêu cầu Bé chơi một

4. BẮT CHƯỚC ÂM THANH.

  • Mục đích: Phát triển khả năng nghe và bắt chước âm thanh.
  • Thực hiện: Yêu cầu bé hãy lắng nghe âm thanh xung quanh. Bạn hướng dẫn Bé đó là âm thanh gì. Sau đó yêu cầu Bé bắt chước âm thanh đó. Khi Bé đã quen dần với trò chơi, bạn hãy cho Bé nghe các cuộn băng video về các loại âm thanh khác nhau và yêu cầu Bé đoán xem đó là âm thanh gì và hãy bắt chước âm thanh đó.

5. TIẾNG HÁT Ở ĐÂU.

Mục đích:
– Phát triển thính giác
– Khả năng chú ý và định hướng trong không gian của trẻ.
Hướng dẫn cách chơi:
– Một trẻ đứng giữa lớp, đội mũ che kín mắt hoặc dùng băng vải bịt mắt.Một hoặc 2 trẻ được chỉ định hát.Trẻ đúng ở giữa lớp bị bịt mắt không nhìn thấy bạn hát nhưng nghe và chỉ về hướng có tiếng hát và nói tên người hát.Khi chơi đã thành thạo, cô cho trẻ chơi nâng cao yêu cầu bằng cách trẻ chỉ tay về hướng có tiếng hát và nói tên người hát, nếu nói đúng thì cả lớp vỗ tay, nếu nói sai thì sẽ nhảy lò cò, hoặc phải hát 1 bài.
(Sưu tầm)

6. LẮNG NGHE TÌM ĐỒ VẬT

Cách chơi: Trẻ ngồi thành hình vòng tròn. Cháu A đi ra bên ngoài lớp. Cô dấu đồ vật vào 1 trẻ, mỗi trẻ cách nhau 1 khoảng cách nhất định. Cả lớp hát, cháu A từ ngoài vào, đi men theo các bạn ngồi vòng tròn. Nếu cháu A đi càng đến đồ vật cất dấu thì cả lớp càng hát to dần lên, nếu đi càng xa đồ vật thì cả lớp càng hát nhỏ dần. Cháu A sẽ lắng nghe tiếng hát để chỉ vào chổ dấu đồ vật. Cháu A chỉ đúng thì được cả lớp hoan hô và trẻ có đồ vật bị tìm thấy sẽ tiếp tục làm người chơi. Nếu cháu A không tìm được đồ vật cất dấu thì phải nhảy lò cò hoặc đứng giữa lớp hát một bài, cô chỉ định người khác lên chơi.

7. Bao nhiêu bạn hát.

Với trò chơi âm nhạc mẫu giáo này, cô giáo cần tập cho trẻ nghe âm lượng, phân biệt được số lượng người hát. Đồng thời tập cho trẻ mạnh dạn, hồn nhiên, yêu thích ca hát.

Cách chơi: Cho cháu A đứng giữa lớp, đầu đội mũ che kín mặt ( hoặc đứng lên trên, quay lưng xuống bên dưới không nhìn thấy người hát. Cô chỉ định 2 hoặc 3 bạn hát. Các bạn hát xong về chổ ngồi. Cháu A phải nói được mấy bạn hát. Nếu nói đúng thì được cả lớp hoan hô, nếu nói không đúng thì phải đứng giữa lớp và hát lại bài hát đó

8. Nghe hát nhận bạn.

Như cách chơi 2 nhưng không hát nối từng câu mà 2 (hoặc 3, 4) người cùng hát một bài hát ngắn.
Cháu A (người chơi) sẽ phải chú ý lắng nghe để nói được tên các bạn hát, nếu nói được đúng tên bạn nào thì người đó cùng hát với cháu, nếu nói không đúng thì cháu đó sẽ hát một mình.
Chú ý:
+ Cô giáo khuyến khích trẻ cùng hưởng ứng trò chơi để tạo cho buổi chơi luôn luôn diễn ra sinh động. Mỗi lần bạn đoán tên đúng hoặc sai thì cô gợi cho trẻ reo hò,hoan hô…
+Tạo ra không khí vui tươi, động viên các cháu nhút nhát tích cực tham gia chơi.
+Sắp xếp cho nhiều trẻ được chơi, gọi xen kẽ cả nam lẫn nữ cùng tham gia chơi và hát cùng với mọi người.
( Trò chơi Âm nhạc cho trẻ MN – NXB Giáo Dục)

9. Nghe hát nhận bạn.

Cách chơi: Thực hiện như cách chơi 1, nhưng được nâng cao hơn. Chia bài hát thành các câu. Cho 2, 3 hoặc 4 người hát nối tiếp từng câu.
Cháu bịt mắt lắng nghe và nói tên những bạn hát. Nếu nói đúng thì cháu bịt mắt sẽ cùng hát lại bài hát đó với các bạn. Nếu cháu không nói được tên bài hát thì chúa sẽ hát lại một mình.
( Trò chơi Âm nhạc cho trẻ MN)

10. Nghe hát nhận bạn” (Cách 1)

Trẻ ngồi tập trung quanh cô giáo.Cho một bạn( A) đứng tách ra phía ngoài, đội mũ chụp kín mặt hoặc đứng quay mặt vào tường không nhìn thấy người hát.Cô chỉ định 1 trẻ ( B)bên dưới hát bài hát ngắn.Sau khi hát xong bạn hát chuyển dịch qua chổ khác.Cháu (A) bỏ mũ quay lại nói tên bạn hát. Nếu nói đúng thì hai bạn đứng ra trước lớp hát lại cho cả lớp nghe bài đó. Nếu nói không đúng thì cháu (A)phải hát một mình. Sau đó bạn khác lên chơi.

11. Mèo con, cún con và Chim gõ kiến.

Trò chơi giúp trẻ tập các hình tiết tấu trong chương trình giáo dục âm nhạc được quy ước là tiết tấu “chậm” , “nhanh” “kết hợp”

  • Mèo con kêu “Meo!meo!”..ứng với tiết tấu “chậm”
  • Cún con sủa : “gâu, gâu”…ứng với tiết tấu “nhanh.”
  • Chim gõ kiến kêu : “cốc!cốc!” ứng với tiết tấu kết hợp.

Cách chơi:
Cô cho trẻ tập tiếng kêu các con vật ứng với các hình tiết tấu. Sau đó cô chia nhóm. Sau đó cô chia nhóm,cho trẻ đội mũ Mèo con, cún con và chim gõ kiến.
Trẻ chơi theo điều khiển của cô, vừa kêu, vừa làm động tác tương ứng với trường độ của tiết tấu:

  • Mèo con: Vừa kêu vừa vuốt râu (hai tay vuốt ra hai bên mép)
  • Cún con: Vừa sủa vừa vẫy tai (khum hai bàn tay lên tai vẫy vẫy)
  • Chim gõ kiến: Vừa kêu vừa làm động tác: Bàn tay trái khum để trước ngực. Bàn tay phải chụm các ngón tay gõ gõ vào bàn tay trái theo từng tiếng kêu : “cốc!cốc!…”

Tổ chức cho trẻ chơi theo từng tốp, từng đôi hoặc cô chơi với trẻ. Khi chơi cô cần chú ý đến chuyển động của trẻ. Đi, nhảy,chạy vứoi đội hình hàng ngang , vòng tròn hoặc đi tự do…
(Trò chơi âm nhạc cho trẻ Mầm Non)

12. Nhặt sỏi gõ ba nhịp phách.

Trò chơi này được thực hiện với các bài hát có 3 nhịp phách.Tạo cho trẻ phát triển cảm giác nhịp điệu, tập gõ nhịp 3 phách.
Cách chơi:
Cô chọn bài hát có nhịp lấy đà ở phách thứ 3. Trẻ ngồi thành hàng ngang hoặc vòng tròn. Mỗi trẻ có một đống sỏi có số lượng bằng số nhịp trong bài hát. Các cháu hát và nhạt sỏi vào phách thứ 3 trong nhịp lấy đà, sau đó gõ hòn sỏi xuống nền nhà vào các phách theo nhịp bài hát: Phsach thứ nhất “gõ”; phách thứ 2 bỏ hòn sỏi xuống bên cạnh. Tiếp theo trẻ nhặt hòn sỏi ở phách thứ 3 của ô nhịp kế tiếp và thực hiện lại chu kỳ ban đầu. Cứ như vậy trẻ sẽ nhặt hết sỏi để sang 1 bên. Kết túc bài hát, trẻ nào nhặt vừa hết sỏi là thực hiện đúng nhịp phách của bài hát, được cô giáo khen.
Trẻ nào nhặt thừa hoặc thiếu sỏi là chưa thực hiện đúng phách của bài hát, sẽ phải nhảy lò cò một vòng.

“Tiếng đàn của cô”

Trẻ nghe và phân biệt âm sắc của các nhạc cụ. Cô giới thiệu cho trẻ biết từng loại nhạc cụ và âm thanh của các loại nhạc cụ đó.
Ví dụ : Cô thổi sáo và nói cho trẻ biết đây là tiếng sáo.

  • Cô đánh đàn organ và nói cho trẻ biết : Tiếng đàn organ.
  • Cô đánh đàn ghita và nói cho trẻ biết : Tiếng đàn ghi ta.

Sau khi giới thiệu cô đánh đàn cho trẻ nghe và hỏi trẻ tiếng nhạc cụ gì? Khi trẻ đã quen, cô cho trẻ ngồi không nhìn thấy nhạc cụ. (Nhạc cụ được để bên ngoài lớp, cùng một chỗ hoặc ở các phía khác nhau). Cô đánh từng loại đàn và hỏi xem trẻ nhận biết âm thanh của loại nhạc cụ nào.
Chú ý: Cô cho trẻ nghe cả câu nhạc, trích trong các bài hát. (Không nghe âm thanh đơn). Cô cũng có thể cho trẻ chơi phân biệt âm thanh của tiếng: Trống, mõ, xúc sắc, phách tre. (Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non – NXB Giáo Dục)

13. Nghe âm thanh to, nhỏ. (Cách 2)

Cách chơi: “Nghe âm thanh to nhỏ bằng nhạc cụ”
Cô sử dụng đàn organ cho trẻ chơi âm thanh “to” “ nhỏ”.Cô mở tiếng đàn lớn, đánh nốt “sol” to, cô mở nhỏ đánh “mi” nhỏ.Cô giải thích để trẻ xác định âm thanh to, âm thanh nhỏ.Khi trẻ đã biết được tiếng đàn to. Tiếng đàn nhỏ, tiếng đàn nhỏ, cô bắt đầu cho trẻ chơi:Cô đánh đàn và và hỏi trẻ tiếng “sol” to hay tiếng “mi” to.Nếu trẻ không nhận biết được.Nếu trẻ không nhận được, cô vừa đàn vừa nói: “sol to” “mi nhỏ” rồi mới hỏi trẻ.Với cách chơi như vậy, cô tiếp tục đánh các nốt nhạc khác cho trẻ chơi.
Ví dụ: Cô đánh đàn nốt “la” to, nốt “mi”nhỏ hoặc nốt
”đô”to, nót “fa” nhỏ và ngược lại…
Cô sử dụng các loại nhạc cụ khác cho trẻ chơi như:tiếng sao, tiếng đàn accordeon, tiếng kèn(Không chơi bằng nhạc cụ âm thanh to nhỏ, khó phân biệt đối với trẻ)hoặc tiếng gõ trống, mõ, phách tre v..v..
Ở những nơi trẻ có khả năng khá hơn, cô nâng cao trò chơi:cho trẻ đọc tên âm thanh theo tiếng đàn của cô.Sau đó cô đánh đàn và cho trẻ nghe rồi xướng âm lại tên nốt đó.

14. Nghe âm thanh to-nhỏ (Cách 1)

Trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non này nhằm mục đích cho trẻ nghe và phân biệt âm thanh ở mức độ đơn giản nhất, làm cơ sở cho trẻ sau này có khả năng nghe được cao độ âm nhạc.Vì vậy khi chơi, cô cần cho trẻ nghe chính xác âm thanh.

“Nghe cô xướng âm”
Cách chơi:
Trước khi chơi cô cho trẻ tập nghe cường độ âm thanh: Cô xướng âm “la” to và âm “la” nhỏ và giải thích cho trẻ biết:Như thế nào là phát ra âm thanh to, như thế nào là phát ra âm thanh nhỏ.Cô tiến hành cho trẻ chơi, cô mời 1 hoặc 2 cô giáo cùng chơi.Sau khi giới thiệu tên, các cô giáo chơi với cháu, cô điều khiển người chơi xướng âm “la”. (Cô A xướng âm to, cô B xướng âm nhỏ, cô C xướng âm vừa). Các cháu lắng nghe và nói đúng cô nào xướng âm to, nhỏ, vừa.Cứ như vậy các cô có thể xướng âm khác như: “sol” “đô” “mi”… Khi trẻ đã quen, cô cho trẻ tự xướng âm, to nhỏ theo hiệu lệnh của cô.Ví dụ cô hô to thì trẻ sẽ xướng âm to.

15. AI ĐOÁN ĐÚNG

MỤC ĐÍCH: Bé đoán được bao nhiêu lần thực hiện và đoán nhạc cụ âm nhạc mẫu giáo nào?
CÁCH CHƠI:

  •  Chuẩn bị 1 cái lon sữa, hạt đậu, phách tre, gáo dừa, trống, lục lạc, 1 cái mặt nạ…
  • Cho 2 trẻ chơi. Trước khi chơi cho trẻ tự nghe âm thanh phát ra từ các nhạc cụ. sắp xếp các nhạc cụ theo 1 hàng.
  • 1 trẻ sẽ đeo mặt nạ .Trẻ còn lại sẽ dùng tay thả hạt đậu vào lon,trẻ thực hiện xong cất nhạc cụ vào vị trí cũ .Trẻ sau đó mở mặt nạ ra và đoán xem bạn bỏ hạt đậu bao nhiêu lần và vỗ tay tương ứng với số lần đó, sau đó chỉ vào nhạc cụ nào bạn vừa thực hiện . Nếu chỉ sai hoặc vỗ tay sai số lần thì sẽ đổi vị trí chơi cho bạn

16. TRÒ CHƠI TÊNH TÊNH TÊNH

(Trẻ từ 18-20 tháng tập đi theo nhịp điệu bài hát)
Bài hát “Tênh!Tênh!Tênh!” của tác giả Trọng Bằng, tiết tấu ngắt nhịp ngắn, tạo ra nhịp điệu bước nhảy nhỏ, các cháu bước đi chập chững theo nhịp bài hát của cô.

  • Cách 1: Cô cho trẻ đứng thành hàng dọc, cô đi trước vừa đi vừa hát, hát chậm rõ từng câu nhạc, rõ từng tiết tấu để trẻ bước theo, sau đó nhanh lên dần.
  • Cách 2:Cho trẻ đứng thành vòng tròn, cô đứng giữa hát, tất cả trẻ cùng đi về phía cô.Sau đó cô hát, trẻ tiếp tục nhảy về chổ cũ.
  • Cách 3: Trẻ hai tay chống hông, dậm chân tại chổ theo nhịp hát của cô

17. HÁT ĐÚNG TỪ TRONG CÂU HÁT

Hướng dẫn gợi ý: Giáo viên chọn những từ ngữ gần gũi với trẻ, thường thấy trong các bài hát mầm non.

Ví dụ : như từ “hoa” hoặc từ “chim”

Cô nêu từ đã chọn để trẻ nhớ lại xem từ đó có trong câu hát nào thì hát câu hát đó lên.

  • Từ “hoa” trong câu hát “hoa lá như tươi hơn”
  • Từ “con chim” trong câu hát “con chim nó hót líu lo”.
  • Trẻ chơi với nhiều hình thức như: Chơi cả lớp, chơi thi đua theo tổ, một nhóm.Nếu ai không hát được sẽ bị loại còn ai là người cuối cùng vẫn hát được thì được thưởng

18. HÁT THEO HÌNH VẼ.

Chuẩn bị: Tranh vẽ nội dung các bài hát cần để tổ chức trò chơi âm nhạc cho trẻ mầm non.
Tổ chức: Cô có các tranh nhỏ vẽ mô phỏng ý nghĩa nội dung các bài hát”Hoa bé ngoan”, “Những khúc nhạc hồng”, “Sắp đến tết rồi” “ Mùa xuân đến rồi”..v.v….(tùy thuộc vào nội dung giờ học mà giáo viên chọn tranh vẽ phù hợp với nội dung bài hát)
– Từng trẻ lên rút tranh, nếu rút tranh có hình vẽ tương ứng với bài hát nào thì nói tên bài hát, tên tác giả và bài hát đó cho cả lớp cùng nghe.

Khi trẻ không nhận ra được bài hát, trẻ sẽ được cô gợi ý hoặc trực tiếp giới thiệu tên bài hát, tên tác giả và động viên trể hát bài hát đó.Trẻ cũng có thể mời một vài bạn lên cùng hát hoặc múa minh hoạ hay gõ đệm cho mình hát.Hát xong, trẻ sẽ được giới thiệu một bạn khác lên tiếp tục chơi.

19. Sol mi (Hai chú mèo).

Hướng dẫn cách chơi: (Meo, mèo theo tiết tấu)
-Cô đóng vai con mèo kêu:”meo…meo…” hoặc “mèo…mèo…”, tiếng kêu có gắn với tiết tấu, trẻ đáp lại đúng như cô đã làm mẫu.

  • Cô làm mẫu :”meo, meo ,meo..”
    • Trẻ làm theo:”meo, meo, meo..”
    • Cô(mèo trắng):”meo, meo, meo..”
    • Trẻ(mèo vàng):”mèo, mèo,mèo..”
    • Cô(mèo vàng):”mèo, mèo, mèo…”
    • Trẻ(mèo trắng):”meo, meo, meo..”
  • Cô đóng vai mèo kêu 3 hay 4 tiêng theo tiết tấu. Trẻ sẽ đáp lại 3 hay 4 tiếng theo tiết tấu của cô. Cô đóng vai mèo kêu”Meo”(sol), trẻ đáp lại bằng:”Mèo”(Mi).Sau đó tiếp tục chơi ngược lại.

20. THỎ NGHE HÁT NHẢY VÀO CHUỒNG.

Cách chơi 1:

  • Trên sàn lớp các các vòng tròn ( vòng thể dục hoặc vẽ bằng phấn). Số trẻ tham gia chơi nhiều hơn số vòng.
    Ví dụ: 4 vòng 5 trẻ, hoặc 5 vòn 6 trẻ.
  • Trẻ nghe cô hát và đi xung quanh chỗ để vòng: Cô hát nhanh, trẻ đi nhanh.Cô hát chậm, trẻ đi chậm .Cô hát nhỏ trẻ đi chậm gần vào vòng.Cô hát to trẻ nhanh chân nhảy vào vòng.Mỗi vòng 1 người,bạn nào không chiếm được vòng là thua phải nhảy lò cò xung quanh lớp.Trong khi bạn nhảy lò cò, cả lớp đọc hoặc hát phụ họa một bài…

21. Trò chơi âm nhạc mầm non: NGHE TIẾT TẤU, TÌM ĐỒ VẬT

Mục đích: Trò chơi nhằm mục đích tập nghe, nhận biết mẫu tiết tấu, giúp trẻ phát triển năng khiếu âm nhạc.

Hướng dẫn cách chơi: Trẻ ngồi thành vòng tròn quay quần quanh cô.Một người chơi sẽ đi ra khỏi lớp, cô dấu đồ chơi ở sau lưng bạn ngồi trong lớp.(Có thể dấu sau lưng 1 hoặc 2, 3 bạn ngồi cách nhau 1 khoảng nhất định)Sau khi cất dấu đồ vật xong, người chơi sẽ vào lớp đi men theo phía trước mặt các bạn, vừa đi vừa nghe cô gõ những tiết tấu đều nhau bình thường.Khi nòa nghe cô gõ 1 trong 3 tiết tấu : “ chậm”, “nhanh”, “kết hợp” là báo hiệu có đồ vật để cháu tìm.Nếu tìm không đúng chỗ thì ngươì chơi sẽ phải nhảy lò cò hoặc đứng ra giữa lớp hát 1 bài.

Trên đây là tổng hợp #21 trò chơi âm nhạc mầm non hay nhất 2018 từ Đồ Chơi Phú Long. Hy vọng bài viết sẽ mang lại kiến thức bổ ích hoặc một cẩm nang nhỏ giúp thầy cô trường mầm non đỡ được gánh nặng sáng tạo, sáng kiến mầm non trong việc đào tạo thế hệ trẻ em tương lai của đất nước.


Thiết bị mầm non Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị giáo dục mầm non uy tín tại TPHCM

Người Giữ Trẻ

- Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm TPHCM khoa giáo dục mầm non năm 2012 - Content Developer tại mầm non Phú Long

Leave a Reply