Giáo án chủ đề gia đình mối quan hệ họ hàng nhà bé
Giáo án chủ đề gia đình mối quan hệ họ hàng nhà bé sẽ giúp cho các bé hiểu rõ hơn về các mối quan hệ xung quanh mình và cách xưng hô sao cho đúng và lễ phép nhất. Để trở thành một bé ngoan và lễ phép, các bé hãy cùng Blog.dochoiphulong học tiết học đầy thú vị này nha!
Xem thêm:
Xem thêm:
Nội dung giáo án chủ đề gia đình mối quan hệ họ hàng nhà bé
Đây là phần nội dung giáo án chủ đề gia đình mối quan hệ họ hàng nhà bé, các bạn có thể tham khảo để tổ chức cho bé một tiết học bổ ích và vui tươi nhé!

I. ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN – CTD – THỂ DỤC SÁNG – ĐIỂM DANH
- Trò chuyện
– Đón trẻ vào lớp, trao đổi với phụ huynh về chủ đề trẻ học trong tuần, phối kết hợp để phụ huynh cùng dạy trẻ và ủng hộ ddđc
– Trò chuyện với trẻ về anh em bên nội, bên ngoại của gia đình trẻ, cho trẻ xem tranh ảnh về gia đình, nghe các bài hát về gia đình
- Thể dục sáng
- a. Khởi động:
– Cho trẻ hát bài: “Đi tàu lửa” đi theo người dẫn đầu thành vòng tròn sau đó đi, chạy các kiểu theo hiệu lệnh của cô, cô đi ngược chiều với trẻ hướng dẫn trẻ thực hiện-> đứng đội hình vòng tròn -> cho trẻ điểm số, chuyển thành 2 vòng tròn tập bài tập bài tập phát triển chung
- Trọng động:
Tập bài tập PTC
+ ĐT hô hấp 2:
– Thở ra từ từ khi thu hẹp lồng ngực bằng các động tác: 2 tay thả xuôi, đưa tay ra trước, bắt chéo trước ngực
+ ĐT PT cơ tay- vai 2: Đưa tay ra phía trước, sang ngang
– 2 tay đưa ra phía trước
– 2 tay đưa sang ngang
– Hạ 2 tay xuống
+ ĐT PT cơ lưng – bụng 2: Đứng quay người sang bên
– Quay người sang phải
– Đứng thẳng
– Quay người sang trái
– Đứng thẳng
+ ĐT PT cơ chân 3: Đưa chân ra phía trước
– Đứng thẳng, 2 tay chống hông
– Một chân làm trụ, chân kia đưa lên phía trước
– Đưa về phía sau
– Đưa chân về sang ngang
– Đưa chân về vị trí ban đầu. Đổi chân làm trụ tập tiếp
- Hồi tĩnh:
– Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1 – 2 vòng.
II. HOẠT ĐỘNG GÓC
+ Nội dung
– Góc phân vai: – Chơi mẹ – con, cách chăm sóc con; Nấu ăn: “ Bữa ăn gia đình” Bán hàng.
– Góc xây dựng – lắp ghép: Xây dựng lắp ghép các kiểu nhà, các khuôn viên vườn hoa, vườn cây…
– Góc thư viện: Xem sách tranh – Kể chuyện theo tranh, kể chuyện sáng tạo về chủ đề gia đình
– Góc nghệ thuật – Tạo hình: Múa hát các bài về gia đình – Vẽ, xé dán tranh về GĐ, tô màu tranh, nặn người
– Góc học tập: Chơi các trò chơi làm quen với chữ cái: Xếp hột hạt chữ cái e ê, Tìm chữ cái trong từ, ghép từ…
– Góc KPKH – TN: Xếp số lượng thành viên trong GĐ, so sánh GĐ ít con – GĐ đông con ; chăm sóc, tưới cây
III. Mục đích, yêu cầu
1.1. Kiến thức
* Góc phân vai.
– Trẻ biết về nhóm để chơi và chơi cùng nhau theo nhóm.
– Trẻ biết nhận vai chơi và thể hiện vai chơi.
– Trẻ nắm được một số công việc của vai chơi: Mẹ con, người bán hàng và người mua hàng
* Góc xây dựng – lắp ghép
– Xây dựng được các kiểu nhà, các khuôn viên, vườn hoa, vườn cây.
– Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu xây dựng các kiểu nhà.
* Góc Tạo hình
– Vẽ, xé dán, tô màu gia đình
* Góc học tập và sách
: Chơi các trò chơi làm quen với chữ cái: Xếp hột hạt chữ cái e ê, Tìm chữ cái trong từ, ghép từ
* Góc âm nhạc:
– Trẻ nghe nhạc và biết hát các bài hát về chủ đề gia đình
* Góc KPKH – thiên nhiên
Xếp số lượng thành viên trong GĐ, so sánh GĐ ít con – GĐ đông con ; chăm sóc, tưới cây
1.2. Kỹ năng
– Rèn kĩ năng chơi ở từng góc chơi. Trẻ chơi và phản ánh rõ các công việc của người xây dựng, bán hàng, mua hàng, mẹ con, cách chăm sóc con
– Rèn mối quan hệ chơi giữa các nhóm chơi và phát triển khả năng giao tiếp
– Rèn kỹ năng xây dựng lắp ghép công trình
– Rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay
– Rèn kỹ năng nghe hát các bài hát trong chủ đề
1.3. Thái độ
– Hứng thú tham gia hoạt động ở các góc chơi.
– Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng gia đình.
- Chuẩn bị
* Góc phân vai.
– Bàn ghế, bộ đồ chơi nấu ăn, bộ đồ chơi bán hàng, một số đồ dùng gia đình
* Góc xây dựng – lắp ghép
– Các khối gỗ, nhựa mút xốp các loại
– Bộ lắp ghép, hoa, gạch, hàng rào.
– Sỏi đá, que , hột hạt..
– Bộ đồ chơi bằng mút xốp: Cây, thảm cỏ
* Góc Tạo hình, âm nhạc
– Giấy màu, bút chì, bút màu.
* Góc học tập và sách.
– Sách bé làm quen với chữ cái.
* Góc âm nhạc:
– Nhạc cụ âm nhac, đĩa nhạc, đầu đĩa, tivi
* Góc KPKH – thiên nhiên
– Lô tô các thành viên trong gia đình, tranh gia đình lớn, nhỏ, họ hàng gia đình bé
IV. Cách tiến hành
- Thoả thuận nhận vai chơi
– Cô cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau”, trò chuyện với trẻ về chủ đề nhánh, giới thiệu các góc chơi, cho trẻ tự thỏa thuận và nhân vai chơi theo ý thích của mình. Cho trẻ về góc chơi và lấy đồ dùng phục vụ cho góc chơi đó.
– Nhắc trẻ về nhiệm vụ chơi theo chủ đề, liên kết các góc chơi và thái độ chơi đoàn kết vui vẽ
– Biết lấy cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi qui định.
b.Tổ chức cho trẻ chơi
– Cô quan sát từng góc chơi động viên tuyên dương khích lệ trẻ ở các góc chơi khi trẻ làm tốt, động viên trẻ nhút nhát, rụt rè.
– Cô chý ý vai chơi cuả từng trẻ và kỹ năng chơi từng vai.
– Chú ý thay đổi vai chơi cho trẻ.
– Cô quan sát các góc chơi, kịp thời cung cấp đồ dùng đồ chơi theo nhu cầu của trẻ
Nhận xét sau khi chơi:
– Cô tập trung trẻ và gợi ý để trẻ tự nhận xét về cuộc chơi của nhóm mình, sản phẩm chơi của nhóm
– Cô nhận xét chung nêu sự tiến bộ của từng nhóm chơi, khen những điểm nổi bật của buổi chơi.
– Cho cả lớp hát bài “Hết giờ rồi” thu dọn đồ chơi.
“Bạn ơi hết giờ rồi
Nhanh tay cất đồ chơi
Nhẹ tay thôi bạn nhé
Cất đồ chơi đi nào!”
Xem và tải về miễn phí giáo án chủ đề gia đình mối quan hệ họ hàng nhà bé
Các bạn tải file world giáo án chủ đề gia đình mối quan hệ họ hàng nhà bé miễn phí tại đây:
Đồ Chơi Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị giáo dục, vui chơi và thiết kế mầm non tại TPHCM