Giáo Án Mầm Non

Giáo án dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ

Dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, bạn cũng nên giáo dục cho bé kỹ năng tự lập và tự phục vụ cho bản thân để trẻ không quá phụ thuộc vào người lớn. Tuy nhiên, để dạy cho bé kỹ năng này, bạn cần phải có sự khéo léo và sự thông minh để giúp các bé hiểu hơn về tầm quan trong của việc tự lập. Với Giáo án dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ, Blog.dochoiphulong.com hy vọng sẽ chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm bổ ích trong việc giảng dạy các bé nhé!

Xem thêm: Giáo án truyện Đôi bạn tốt

Xem online hoặc tải về giáo án dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ

tai-giao-an

Nội dung giáo án dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ

GIÁO ÁN DẠY TRẺ KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ

I. Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là ngành học hàng đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí quan trọng. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng những cơ sở ban đầu đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người. Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, tất cả mọi việc đều bắt đầu. Trẻ em như tờ giấy trắng uấn nắn thế nào là do người lớn chúng ta. Quá trình phát triển tâm lý của trẻ khác nhau qua từng độ tuổi. Đặc biệt là trẻ ở độ tuổi 5 – 6 tuổi các cháu thích làm mọi việc mình thích, thích làm những công việc giúp người lớn. Vì vậy vai trò của người lớn chúng ta là rất quan trọng, đặc biệt đối với giáo viên mầm non, cô là người hướng trẻ tới những hành vi đúng, tránh xa hành vi những thói hư tật xấu. Một ngày các cháu đến trường với cô từ sáng đến chiều mọi sinh hoạt học hành ăn ngủ đều do cô giáo hướng dẫn. Một tay cô giáo chăm, một tay cô giáo dạy bảo. Vì vậy cần hình thành cho trẻ tính tự lập ngay từ khi học lớp mẫu giáo.

Bản thân tôi là giáo viên mầm non lại trực tiếp giảng dạy trẻ 5 – 6 tuổi. Ngay từ đầu năm học tôi đã xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình sẽ là người hướng lái cho các cháu có một thói quen tốt, một nề nếp tốt. Trong thời gian đầu qua quá trình làm quen, trò chuyện, hoạt động và gần gũi trẻ tôi thấy nhiều trẻ lớp tôi còn nhút nhát, ỉ lại, lười vân động, các cháu chưa có nề nếp, chưa có tính tự lập. Mọi hoạt động của trẻ đều do cô giáo phục vụ hay nhắc trẻ làm thì bạ đâu trẻ cũng để, cũng vứt. Trẻ chưa có tính tự giác, chưa chủ động trong mọi hoạt động, chưa phát huy được tính sáng tạo của mình. Vì vậy tôi thấy rằng cầm hình thành cho trẻ một thói quen, một nề nếp tốt để giúp trẻ sáng tạo và có khả năng tự phục vụ bản thân. Xuất phát từ những vấn đề trên nên tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi ” Nhằm giúp trẻ tự lập, sáng tạo và tự tin trong mọi hoạt động.

II: Nội dung

  1. Đặc điểm nhận thức của trẻ mẫu giáo lớn

            Trẻ mẫu giáo lớn ( 5 – 6 tuổi ) môi trường của trẻ đã được mở rộng từ môi trường gia đình đến  môi trường lớp học và môi trường xã hội thông qua tranh ảnh, phim, chuyện. Trẻ được làm quen với những công việc nhà như quét nhà, trông em, gấp quần áo…Những công việc ở lớp như gấp chăn, lau dọn gia đồ chơi…Trẻ đã biết tự làm những công việc phục vụ bản thân như đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo… Trẻ đã được cô giáo rèn thói quen, nề nếp ngay từ những lớp dưới. Vì vậy hình thành cho trẻ một nề nếp tốt, một thói quen tốt và là nền móng cho tính tự lập ở trẻ mẫu giáo

VD: Trẻ đến lớp biết cất ba lô, chào cô giáo, biết tự xúc ăn, biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định…

  1. Đặc điểm tình hình:

          a, Thuận lợi:

          – Khi thực hiện đề tài này tôi là giáo viên chủ nhiệm nên có rất thuận lợi, trực tiếp đứng lớp hàng ngày cô trò có nhiều thời gian gần gũi với nhau, mọi hoạt động học tập, sinh hoạt cô và trẻ cùng thực hiện. Trẻ 5 tuổi các cháu đã đủ sức khoẻ để làm những công việc tự phục vụ bản thân, các cháu thích làm những công việc để giúp người lớn. Phần lớn các cháu trong lớp đã được học qua các lớp MGB – MGN nên đã có nề nếp ngay từ ban đầu.

          – Đa số trẻ là con em cán bộ công chức trong huyện, phụ huynh quan tâm đến việc học tập và sinh hoạt của các cháu. Kết hợp cùng cô giáo để tạo môi trường học tập và sinh hoạt tốt nhất cho trẻ .

         – Bản thân tôi luôn gần gũi hoà nhập với trẻ, hơn nữa tôi quan sát nắm bắt được  đặc điểm riêng, tâm sinh lý, thói quen của từng trẻ trong lớp.

          b, Khó khăn:

          – Một số phụ huynh còn chưa quan tâm đến tình hình học tập của con em mình. Một số cháu còn chưa có nề nếp chưa tự giác trong các hoạt động, nhút nhát, ỉ lại, chưa có thói quen phục vụ bản thân. Hay mọi hoạt động còn chưa nề nếp, chưa gọn gàng

  1. Nội dung:

          Tên đề tài: Một số biện pháp hình thành tính tự lập          

III. Tình hình thực tiễn

  1. Trong các hoạt động vệ sinh, lao động tự phục vụ

        Trẻ biết rửa tay, rửa mặt, đánh răng, tự mặc quần áo. Biết cùng cô gấp chăn, gấp quần áo …

  1. Các hoạt động học tập và các hoạt động khác

        Trẻ tự tin mạnh bạo hơn trong các tiết học đã mạnh dạn phát biểu đưa ra được những ý kiến của mình về một sự vật hiện tượng nào đó. Có nề nếp ra vào lớp biết xin phép, ăn ngủ đúng giờ đúng quy định

  1. Khảo sát học sinh:

     Khảo sát chất lượng nề nếp học sinh ngay từ đầu năm học để nắm bắt được khả năng tự phục vụ bản thân và đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, từ đó lên kế hoạch phù hợp và tìm ra những biện pháp nhằm hình thành tính tự lập cho trẻ 5 tuổi

                        Khảo sát chung 31/31 trẻ.

          – Xếp loại tốt:         8 trẻ             chiếm 25,8%

          – Xếp loại khá:       10 trẻ           chiếm 32,3%

          – Xếp loại TB:        12 trẻ           chiếm 38,7%

          – Xếp loại yếu;       01 trẻ           chiếm 3,22% ( khuyết tật )

      Bảng thống kê số liệu trước khi thực hiện đề tài

 

STT Nội dung Kết quả trước khi thực hiện
1 Nề nếp lớp học 25%
2 Hoạt động tự phục vụ bản thân 30%
3 Vai trò của trẻ trong hoạt động tiết học 25%

IV. Một số biện pháp thực hiện đề tài

  1. Biện pháp 1: Cô làm gương cho trẻ

          Hàng ngày trẻ đến lớp phần lớn thời gian trong ngày trẻ được học tập và sinh hoạt cùng cô. Cô giáo vừa là bạn vừa là người mẹ hiền thứ 2 của trẻ cùng chơi, cùng học, chăm chút cho trẻ từ bữa ăn, giấc ngủ. Vì vậy vai trò của cô giáo rất quan trọng trong việc hình thành những thói quen, nề nếp cho trẻ. Cô là tấm gương cho trẻ noi theo.

  VD:

        – Khi đến lớp cô giáo cất gọn gàng túi sách, mũ, dép và khi trẻ đến thấy cô xếp gọn gàng trẻ sẽ xếp gọn gàng theo cô.

        – Trong giờ học khi dạy học xong cô cất gọn gàng đồ dùng của cô và nhắc trẻ xếp gọn gàng đồ dùng của trẻ vào đúng nơi quy định

          Trong mọi hoạt động học tập, sinh hoạt cô giáo luôn là tấm gương trong việc giữ gìn sạch sẽ môi trường, lớp học. Không vứt rác bừa bãi, bỏ rác vào đúng nơi quy định. Thường xuyên cùng trẻ vệ sinh trong và ngoài lớp học, lau dọn đồ dùng đồ chơi, nhổ cỏ, nhặt rác quanh lớp học, sân trường. Khi được giúp cô trẻ thấy mình được làm việc có ích, thích được làm việc, từ đó hình thành cho trẻ một thói quen, nề nếp giữ gìn vệ sinh chung

  VD:

        – Trước giờ ăn cô rửa tay trước khi chia cơm và nhắc trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn cơm. ăn cơm xong nhắc trẻ cất ghế, cất bát, lau mặt, uống nước, súc miệng.

          Rèn cho trẻ thói quen rửa tay khi tay bẩn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.  Hình thành cho trẻ nề nếp gọn gàng, dần dần trẻ có một thói quen tốt làm đâu gọn đấy.

  – Thực hiện biện pháp này tính tự lập của trẻ đạt được 25%.

  1. Biện pháp 2: Rèn trong hoạt động tiết học

          – Trong các tiết học cô luôn khuyến khích động viên trẻ tự tin, mạnh dạn, biết hoạt động độc lập và hoàn thành sản phẩm của mình. Cô giáo là người dẫn dắt trẻ hoạt động từ đó trẻ nắm được vai trò nhiệm vụ của mình. Trẻ hứng thú và tích cực hơn hoạt động vận động nhanh nhẹn hoạt bát hơn, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay. Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, trẻ sẽ chủ động trong mọi hoạt động không ỷ lại người khác. Biết tự mình hoàn thành một bức tranh theo ý tưởng của mình, một bài tập, một vai chơi. Mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình về một sự vật hiện tượng

  VD:

          Trong giờ VH, MTXQ, Toán, Chữ cái: Nhờ sự dẫn dắt của cô trẻ có thể nói lên ý kiến của mình, nhận định của mình về nội dung, vấn đề đấy

          Trong giờ HĐVC trẻ hoàn thành vai chơi, sản phẩm vai chơi. Trẻ có thể làm chủ trò để dẫn dắt vào quá trình chơi, định hướng mục đích chơi và chơi có kết quả

           – Từ các môn học giáo dục trẻ nề nếp thói quen tốt, biết lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, giữ gìn đồ dùng đồ chơi. Xắp sếp đồ dùng đồ chơi ngăn nắp gọn gàng. Biết làm những việc tự phục vụ mình. Hình thành cho trẻ một thói quen tốt tự lập không ỷ lại vào người khác

  VD:

          Âm nhạc: Bài hát “ Vui đến trường ” Trước khi đi học cháu biết đánh răng rửa mặt, thay quần áo, chuẩn bị đồ dùng để đi học

          MTXQ: Chủ đề bản thân các bộ phận cơ thể cô giáo dục trẻ biết giữ gìn vệ sinh cá nhân biết rửa mặt, tắm, thay quần áo…

          Văn học: Bài thơ “ Mèo đi câu cá ” Giáo dục trẻ biết chăm chỉ lao động tự phục vụ bản thân

            – Cô thường xuyên phân công và theo dõi trẻ trực nhật, nói rõ vai trò của những trẻ trực nhật. Người thực hiện nhiệm vụ trực nhật phải làm chu đáo và có trách nhiệm với việc được phân công. Tổ trực nhật trong giờ học sẽ lấy đồ dùng phát cho các bạn, thu dọn và cất đồ dùng đồ chơi. Rèn cho trẻ thói quen nề nếp, sự cố gắng, sáng tạo và đề cao tinh thần trách nhiệm của mình với tập thể

  VD:

           Phát bút, lấy vở, xếp bàn ghế, lau bảng, thu bài…

            – Trong mọi việc làm của trẻ cô kịp thời khen ngợi trẻ “ Con giỏ lắm, con đã lớn thật rồi ”. Tạo cho trẻ một ý nghĩ mình đã lớn đã làm được nhiều việc và mình là người có ích. Từ đó trẻ sẽ hoạt động tích cực hơn, hứng thú hơn

          – Thực hiện biện pháp này tính tự lập của trẻ đạt được: 30%.

  1. Biện pháp 3: Rèn mọi lúc mọi nơi

          – Hàng ngày trẻ đến lớp với cô cả ngày cùng học tập sinh hoạt cùng cô. Vì vậy cô giáo phải tạo cho trẻ một môi trường thân thiện, cô vừa là cô vừa là bạn của trẻ. Thông qua các hoạt động hàng ngày, khi đi dạo ngoài trời, ở mọi nơi mọi lúc cô luôn luôn khuyến khích động viên trẻ tích cực tự phục vụ bản thân

  VD:     Trẻ đến lớp tự cất cặp, lấy ghế, biết xếp bàn ăn, dải thảm

         – Ngay trong giờ ăn, ngủ, đi vệ sinh cần hình thành cho trẻ thói quen đúng giờ giấc, nề nếp lớp học. Hình thành cho trẻ khả năng tự kiềm chế, thói quen tốt. Trong các giờ hoạt động ngoài trời, vệ sinh cá nhân cô luôn là người hướng dẫn và thực hiện cùng trẻ. Cô vừa hướng dẫn, vừa làm vừa trò chuyện với trẻ tạo cho trẻ môi trường gần gũi, thân mật và từ đó trẻ tự tin, mạnh dạn và hoạt bát hơn

  VD:

         Cô cùng trẻ nhổ cỏ, chăm sóc cây cảnh, nhặt rác sân trường, lau rửa, sắp xếp giá đồ chơi, gấp chăn, chiếu, tự rửa mặt phơi khăn…

       – Như Bác Hồ đã nói: “ Tuổi nhỏ làm việc nhỏ tuỳ theo sức của mình ”. Vì vậy tôi luôn khuyến khích động viên trẻ tự hoạt động, tự phục vụ bản thân mình từ những công việc nhỏ nhất. Và từ đó hình thành cho trẻ tính tự lập.

          – Thực hiện biện pháp này tính tự lập của trẻ đạt được : 20%.

  1. Biện pháp 4: Kết hợp với gia đình.

          – Gia đình và nhà trường là nhân tố quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc giáo dục trẻ phải kết hợp nhà trường với gia đình, vì phụ huynh là trợ thủ đắc lực trong việc chăm sóc và giáo dục các cháu

          – Tuyên truyền với phụ huynh về sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, nội quy nề nếp lớp học. Trao đổi thực tế nhận thức và khả năng của từng cháu cho phụ huynh thấy khả năng của con mình và từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất để hình thành cho trẻ một thói quen một nề nếp tốt.

  VD: Trong các giờ đón và trả trẻ, họp phụ huynh cô trao đổi và nắm bắt tình hình của các cháu ở nhà và từ đó cô sẽ có những biện pháp với từng đối tượng từng học sinh

         – Cô trao đổi với phụ huynh về thời gian của trẻ ở nhà, phụ huynh luôn khuyến khích trẻ tự phục vụ không nên làm hộ trẻ để trẻ không ỉ lại. Phụ huynh khuyến khích trẻ biết giúp bố,mẹ những công việc nhà vừa sức với trẻ như trông em, nhặt rau, quét nhà…Cô thường xuyên trao đổi với phụ huynh để nắm bắt được tình hình của trẻ động viên khuyến khích trẻ kịp thời.

VD:   Trong giờ nêu gương cô nêu tên những bạn chăm ngoan biết giúp đỡ bố mẹ để các bạn noi theo

         “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo khi đến trường cô giáo như mẹ hiền ”. Mẹ và cô là những người mẹ những người bạn của trẻ. Chúng ta phải lắng nghe tâm tư của trẻ để hiểu được nguyện vọng mong muốn của chúng và từ đó hướng chúng có những suy nghĩ tốt những hành vi đúng. Và chúng ta chính là môi trường để hình thành cho trẻ một nhân cách tốt để trẻ mạnh dạn và tự tịn hơn.

– Thực hiện biện pháp này tính tự lập của trẻ đạt được: 25%.

  1. Kết quả

Bảng thống kê so sánh số liệu trước và sau khi thực hiện

STT Nội dung Kết quả trước khi thực hiện Kết quả sau khi thực hiện
1 Nề nếp lớp học 25% 30%
2 Hoạt động tự phục vụ bản thân 30% 40%
3 Vai trò của trẻ trong hoạt động tiết học 25% 30%

V. Bài học kinh nghiệm

          Trong thời gian thực hiện đề tài này tôi rút ra được kinh nghiệm như sau:

          Giáo viên phải nắm được khả năng nhận thức và tâm lý riêng của từng trẻ, dành thời gian gần gũi với trẻ, tạo một môi trường thân thiện với trẻ. Cô là tấm gương tốt để trẻ noi theo, trẻ làm cùng cô, làm theo cô. Kịp thời nắm bắt để chấn chỉnh, nhắc nhở trẻ trong mọi hoạt động, phát huy những hành vi tốt, thói quen tốt của trẻ. Đặc biệt là phối hợp chặt chẽ và có hiệu quả với gia đình trẻ.

          Trên đây là những kinh nghiệm của tôi đưa ra trong quá trình giảng dạy, tôi rất mong sự tham gia bổ sung góp ý để bản sáng kiến kinh nghiệm giáo án tự phục vụ bản thân của tôi hoàn thiện hơn.

Blog.dochoiphulong.com – chia sẻ giáo án mầm non miễn phí cho bạn


Đồ Chơi Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị giáo dục, vui chơi và thiết kế mầm non tại TPHCM

Leave a Reply