Giáo Án Mầm Non

Giáo án khám phá các mùa trong năm – Tải miễn phí

Nhận biết những mùa trong năm là một trong những bài học nhận thức rất thú vị dành cho trẻ mầm non. Với những bài học trong giáo án khám phá các mùa trong năm, các bé sẽ học tập được những điểm đặc trưng và riêng nhất của từng mùa!

Xem thêm:

Xem và tải giáo án khám phá các mùa trong năm miễn phí tại:

GIÁO ÁN MẦM NON: GIÁO ÁN KHÁM PHÁ CÁC MÙA TRONG NĂM

tai-ve

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC( MTXQ )

Tìm hiểu về các mùa trong năm

I. Mục đích-yêu cầu

  1. Kiến thức

– Trẻ biết được một năm có 4 mùa (xuân, hạ, thu, đông)

– Biết được đặc điểm đặc trưng của từng mùa

– Trẻ biết được một số hiện tượng thời tiết như: nắng, mưa, gió, bão…

  1. Kĩ năng

– Rèn khả năng ghi nhớ có chủ định. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

  1. Thái độ

– Trẻ hứng thú học bài.

II. Chuẩn bị

– Tranh 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông.

– Máy tính thiết kế bài giảng trên powpoint.

– Lô tô trang phục 4 mùa đủ cho mỗi trẻ.

– lá cờ. ống cắm cờ.

III. Hướng dẫn.

*HĐ1: Gây hứng thú.

   – Cô giao lưu cùng trẻ & giới thiệu tên hội thi “Em yêu khoa học” với chủ đề “Tìm hiểu về các mùa trong năm”.

   – Cô giới thiệu nội dung hội thi gồm có 4 phần:

+ Phần 1: Khởi động

+ Phần 2: Chung sức

+ Phần 3: Năng khiếu

– Cho trẻ tự thỏa thuận và chia thành 4 đội chơi.

*HĐ2: Tổ chức hội thi

– Chào mừng các bé đến với phần thi thứ nhất với tên gọi “Khởi động”

– Ở phần thi này nhiệm vụ của các đội chơi cùng thảo luận và đưa ra câu trả lời cho  các câu hỏi sau đó đại diện của từng đội dùng xắc xô để dành quyền trả lời câu hỏi trắc nghiệm “đúng – sai”. Mỗi 1 câu trả lời đúng sẽ được tặng 1 lá cờ.

  1. Một năm có 3 mùa. Đúng hay sai?
  2. Thứ tự các mùa trong năm là xuân, hạ, thu, đông. Đúng hay sai?
  3. Mùa xuân có khí hậu mát mẻ, bầu trời trong xanh, cây cối đâm chồi nảy lộc. Đúng hay sai?
  4. Mùa hạ thường có mưa nhiều, khí hậu lạnh. Đúng hay sai?
  5. Mùa thu có nắng hanh vàng, khí hậu dịu mát, lá vàng rơi rụng nhiều. Đúng hay sai?
  6. Mùa đông trời trong xanh, khí hậu rất nóng nực. Đúng hay sai?

     – Trong quá trình chơi, sau khi trẻ lựa chọn phương án , cô có thể đặt thêm câu hỏi để lắng nghe ý kiến của trẻ . Cô nhận xét sau khi trẻ thi xong phần thi “khởi động”.

– Cô tổng kết lại kết quả của 4 đội chơi và giới thiệu sang phần thi thứ hai có tên gọi “Chung sức”

   – Cô tặng cho mỗi đội 1 bức tranh có hình ảnh về các mùa trong năm : xuân, hạ, thu, đông. Trong vòng 3 phút thảo luận dại diện của các đội lên nói những đặc điểm nổi bật của các mùa.

  – Cô mời đại diện mỗi đội lên nói về nội dung bức tranh của đội mình (về tên gọi, nét đặc trưng của mùa như thời tiết, trang phục, cây cối, hoạt động…).

– Đàm thoại:

+ Đây là mùa gì?

+ Đặc trưng của mùa thời tiết như thế nào?

+ Trang phục của mọi người như thế nào?

+ Cây cối ra sao?

+ Có những hoạt động nào nổi bật diễn ra?

   => Cô chốt lại nội dung và khái quát lại: Một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mỗi mùa có nét đặc trưng riêng, đó là:

  • Mùa xuân: Bầu trời trong xanh, khí hậu mát mẻ, cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa mai, hoa đào nở rộ . Mùa xuân có ngày Tết cổ truyền, các em bé được mặc áo mới ,được đi chúc tết ông bà.
  • Mùa hạ: Trời nắng gay gắt, thời tiết nóng bức, hoa phượng đỏ rực báo tin một năm học đã kết thúc , học sinh được nghỉ hè, được đi tắm biển, thả diều
  • Mùa thu: Khí hậu dịu mát, gió heo may thổi nhè nhẹ, lá vàng rơi rụng nhiều, có ngày hội đến trường, ngày hội trăng rằm mà trẻ em luôn mong đợi để được phá cỗ, rước đèn.
  • Mùa đông: Bầu trời u ám, mưa phùn, gió bấc. Thời tiết lạnh, cây cối khẳng khiu, trụi lá mọi người phải mặc ấm. Mùa đông có ngày lễ giáng sinh vui nhộn .
  • Tuy nhiên : Ở Việt Nam, chỉ có các tỉnh thành miền Bắc là thể hiện rõ 4 mùa. Miền Trung và miền Nam chỉ có 2 mùa mưa, nắng.

* Phần thi câu hỏi phụ :

   – Mùa đông và mùa hạ có gì khác nhau ?

   – Mùa xuân và mùa thu có gì khác nhau ?

   – Cháu thích mùa nào nhất ? Vì sao ?

* HĐ3: Luyện tập, củng cố.

– TC: “Chọn lô tô trang phục theo mùa”

+ Cách chơi, luật chơi: Cô nói tên mùa trẻ chọn lô tô trang phục phù hợp với mùa

     – Phần 4: Năng khiếu

     – Cô mời đại diện mỗi đội lên hát hoặc đọc thơ về các mùa. Cô nhận xét sau khi trẻ thi xong phần thi “năng khiếu”.

    – Cô tổng kết và trao phần thưởng cho mỗi đội.

Video hướng dẫn giáo án khám phá các mùa trong năm


Phú Long Blog – Chia sẻ tài liệu và giáo án miễn phí từ Đồ Chơi Phú Long

Leave a Reply