Giáo Án Mầm Non

Giáo án mầm non đề tài cái bát – Nặn cái bát

Giáo án mầm non chủ đề cái bát với chuyên mục nặn và tạo hình cái bát sẽ giúp cho bé tiếp xúc gần gũi hơn với chủ đề đồ vật trong gia đình. Cùng Phú Long Blog chia sẻ ngay.

Xêm thêm:

Xem và tải giáo án mầm non đề tài cái bát miễn phí tại:

GIÁO ÁN MẦM NON: GIÁO ÁN MẦM NON ĐỀ TÀI CÁI BÁT

tai-ve

GIÁO ÁN MẦM NON ĐỀ TÀI CÁI BÁT

Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ

Hoạt động chính: Tạo hình: Nặn cái bát

Hoạt động bổ trợ:

  • Phát triển ngôn ngữ
  • Phát triển nhận thức.
  • Phát triển vận động.
  • Phát triển tình cảm xã hội

Chủ đề: Nghề nghiệp

Đối tượng: Mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi.

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

  1. Kiến thức

– Trẻ biết sử dụng các ki năng xoay tròn, lăn dọc, biết cách làm lõm và miết mịn tạo thành hình cái bát.

– Trẻ biết vận động theo lời bài hát “Chú bộ đội” cùng cô.

  1. Kỹ năng

– Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay.

– Rèn kỹ năng xoay tròn lăn dọc cho trẻ.

  1. Giáo dục

– Giáo dục trẻ biết yêu quí kính trọng các chú bộ đội. Biết giữ gìn sản phẩm của mình làm ra.

II. CHUẨN BỊ

  1. Đồ dùng đồ chơi

– Một cái bát bằng sứ, một cái bát bằng inox, một cái bát cô nặn mẫu có kich thước to hơn.

– Sáu cái bát cô nặn mẫu có kích thước nhỏ hơn.

– Đất nặn, bảng nặn, đĩa nhựa đủ cho trẻ.

– Tranh chú bộ đội dán ở nơi trưng bày sản phẩm.

  1. Địa điểm

– Trong lớp học.

  1. Phương pháp

– Phương pháp quan sát.

– Phương pháp đàm thoại.

– Phương pháp làm mẫu.

– Phương pháp thực hành – luyện tập.

– Phương pháp trực quan.

III. TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1.     Ổn định tổ chức – gây hứng thú.

– Các con ơi sắp đến ngày 22 – 12 rồi đấy, đó là ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam, là ngày hội của các chú bộ đội.

+ Vậy các con có biết chú bộ đội làm nhiệm vụ gì không?

+ Các con thấy các chú có vất vả không?

– Cô nói: Các chú bộ đội làm nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, giữ yên bình cho đất nước để chúng ta được học hành yên vui dưới mái trường. Vì vậy các con phải biết yêu thương kính trọng các chú bộ đội nhé!

2.     Nội dung

a, Giới thiệu bài: Ngày 22-12 đang đến gần, các chú bộ đội đang náo nức chuẩn bị cho ngày hội và ngày hội lần này các chú mời đông đảo các bạn học sinh đến dự. Cô cũng nhận được lời mời đấy, các chú mời cả lớp mình đến tham dự ngày hội của các chú các con có thích không?

– Đến dự với ngày hội của các chú cô đã chuẩn bị một món quà, các con có muốn biết đó là món quà gì không?

– Cho cả lớp về chỗ ngồi.

b, Quan sát và đàm thoại:

– Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Cái bát xinh xinh “:

+ Bài thơ nói về gì?

– Cô đưa ra cái bát cho trẻ quan sát và đàm thoại:

+ Đây là cái gì?

+ Cái bát này gồm có những gì?

+ Miệng bát hình gì?

+ Cái bát làm bằng gì?

+ Cái bát là sản phẩm của nghề gì?

– Cô nói:

Để làm được những chiếc bát đẹp như thế này, các cô chú công nhân đã rất vất vả. Vì vậy khi ăn cơm, các con phải giữ cẩn thận, không được làm vỡ.

– Đưa cho trẻ quan sát cái bát bằng inox và cái bát cô nặn bằng đất nặn.

+ Các con thấy cô nặn cái bát này có đẹp không?

+ Các con có thích nặn cái bát giống như thế này không?

Cô nói: Vậy hôm nay chúng ta sẽ nặn những cái bát để tặng các chú bộ đội nhé.

c. Cô nặn mẫu

– Cô vừa nặn vừa phân tích:

– Trước khi nặn các con phải làm mềm đất sau đó chia đất làm 2 phần, phần đất to làm thân bát, cô đặt đất xuống bảng, tay trái giữ bảng, úp lòng bàn tay phải lên đất và xoay tròn đất. Từ một khối tròn dùng ngón tay ấn lõm và miết đều cho lòng bát rộng ra, đệm một viên đất nhỏ làm đế.

– Cô giới thiệu những cái bát nhỏ cô đã nặn cho trẻ chuyền tay nhau quan sát.

d. Trẻ thực hiện

– Cô bao quát, giúp đỡ trẻ nặn

– Nhắc trẻ ngồi đúng tư thế.

– Trong khi trẻ nặn cô đến 1 một trẻ và hỏi: + Con đang làm gì?

+ Nặn bát mầu gì?

+ Nặn như thế nào?

– Động viên khuyến khích trẻ nặn.

e, Trưng bày sản phẩm:

– Cho trẻ mang quà đến tăng chú bộ đội.

– Cho trẻ nhận xét:

+ Con thich bài nào nhất? vì sao con thích? Đẹp ở điểm nào?

+ Gọi 1 trẻ nói lại cách nặn cái bát.

* Cô nhận xét chung

– Củng cố, nhận xét, tuyên dương trẻ.

– Giáo dục trẻ biết giữ gìn sản phẩm của mình, biết yêu quý kính trọng các chú bộ đội.

* Kết thúc: Cho trẻ hát vận động bài “Chú bộ đội “

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

-Trẻ trả lời

– Có ạ

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

– Có ạ

 

 

– Có ạ

– Trẻ về chỗ ngồi

 

 

– Trẻ lắng nghe

– Cái bát ạ

 

– Trẻ quan sát và trả lời

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

– Có ạ

 

– Có ạ

 

 

– Vâng ạ

 

– Trẻ quan sát cô nặn mẫu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ chuyền tay nhau xem

– Trẻ thực hiện

 

 

 

 

– Trẻ trả lời

 

 

 

 

 

 

– Trẻ mang bài lên trưng bày

 

 

– Trẻ nhận xét

 

– trẻ nói lên cách nặn

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ vận động cùng cô

Video bài thơ cái bát xinh xinh – giáo án mầm non chủ đề cái bát


Phú Long Blog – Chia sẻ tài liệu và giáo án miễn phí từ Đồ Chơi Phú Long

Leave a Reply