Giáo Án Lớp MầmGiáo Án Mầm Non

Truyện chú Đỗ con – Hành trình khám phá kì diệu của Đỗ con

Truyện chú Đỗ con kể về hành trình vươn lên mặt đất của Đỗ. Để biết được thế giới rộng lớn thế nào, các bé hãy mạnh mẽ và dũng cảm như Đỗ nhé! Vươn cao vạ đứng vững thì thế giới tươi đẹp luôn rộng mở đón chờ. Cùng khám phá ngay hành trình của chú Đỗ con nào!

Tham khảo thêm nhiều câu chuyện hay tại:

Truyện chú Đỗ con

“Một chú Đỗ con ngủ khì trong cái chum khô ráo và tối om suốt một năm. Một hôm tỉnh dậy chú thấy mình nằm giữa những hạt đất li ti xôm xốp. Chợt có tiếng lộp độp bên ngoài.

-Ai đó?

-Cô đây.

    Thì ra cô Mưa Xuân, đem nước đến cho Đỗ con được tắm mát, chú lại ngủ khì. Có tiếng sáo vi vu trên mặt đất làm chú tỉnh giấc. Chú khẽ cựa mình hỏi :

– Ai đó?

    Tiếng thì thầm trả lời chú: “Chị đây mà, chị là Gió Xuân đây. Dậy đi em, mùa xuân đẹp lắm”. Đỗ con lại cựa mình. Chú thấy mình lớn phổng lên làm nức cả chiếc áo ngoài.

Chị Gió Xuân bay đi. Có những tia nắng ấm ấp khẽ lay chú Đỗ con. Đỗ con hỏi :

– Ai đó?

    Một giọng nói ồm ồm, âm ấm vang lên:

– Bác đây! Bác là Mặt trời đây, cháu dậy đi thôi, sáng lắm rồi. Các cậu học trò cắp sách tới trường rồi đấy.

    Đỗ con rụt rè nói:

– Nhưng mà trên đấy lạnh lắm.

    Bác Mặt trời khuyên:

– Cháu cứ vùng dậy đi nào. Bác sẽ sưởi ấm cho cháu, cựa mạnh vào.

    Đỗ con vươn vai một cái thật mạnh. Chú trồi lên khỏi mặt đất. Mặt đất sáng bừng ánh nắng xuân. Đỗ con xoè hai cánh tay nhỏ xíu hướng về phía mặt trời ấm áp. “

truyen-chu-do-con
Truyện chú Đỗ con

Giáo án truyện Chú Đỗ con

I. Mục đích – yêu cầu:

  1. Kiến thức:

– Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung truyện: Chú Đỗ con lớn lên nhờ có đất, nước, ánh sáng, không khí.

  1. Kỹ năng:

– Phát triển vốn từ, rèn ngôn ngữ mạch lạc.

– Rèn khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ định.

  1. Giáo dục:

– Trẻ chăm học, hứng thú nghe cô kể truyện.

– Trẻ có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xung quanh.

  1. Chuẩn bị:
  2. Đồ dùng:

– Bài giảng trình chiếu truyện Chú Đỗ con.

– Một ít hạt Đỗ cho trẻ quan sát và thực hiện gieo hạt

  1. Địa điểm:

– Phòng học lớp A4.

III. Phương pháp:

– Phương pháp trực quan.

– Phương pháp dùng lời.

– Phương pháp luyện tập.

– Phương pháp nhận xét đánh giá.

IV. Tiến trình hoạt động:

  1. Trò chuyện chủ đề:

– Cô giới thiệu với lớp mình hôm nay có các cô, các bác  đến thăm lớp mình xem các con có học giỏi không, học ngoan không, các con hãy vui văn nghệ để chào đón các cô bằng bài hát “Tập tầm vông” nhé .

 Các con hát rất hay nào các con : Đoán xem tay cô có gì?

+ Các con có biết hạt Đỗ lớn lên như thế nào không? Chúng mình hãy cùng xem 1 đoạn video về quá trình phát triển từ hạt Đỗ thành cây Đỗ nhé.

– Vừa rồi cô và các con đã được quan sát cây Đỗ lớn lên như thế nào rồi, bây giờ các con có muốn biết đẻ hạt Đỗ nảy mầm và lớn lên như thế thì cần có những yếu tố nào, hãy lắng nghe cô kể câu truyện về hạt Đỗ này nhé!

  1. Nội dung:
  2. Kể truyện cho trẻ nghe:

– Cô kể lần 1: ( Kể diễn cảm,kết hợp cử chỉ điệu bộ).

+ Cô vừa kể câu truyện gì?

 Nào các con cùng nghe cô kể lại câu chuyện này để thấy rõ hơn qúa trình lớn lên của hạt Đỗ nhé!

– Cô kể lần 2: (Kết hợp tranh minh hoạ trên máy vi tính).

+ Câu chuyện  cô vừa kể nói về điều gì?

Giảng nội dung : Câu chuyện nói về sự phát triển của cây đỗ : Từ hạt Đỗ nhờ có các yếu tố là đất, là nước, là ánh sáng và không khí  mà  hạt đã nảy mầm

+ Ai đã biết tên câu chuyện này ?

+ Cô cho trẻ đọc tên câu chuyện : Chú Đỗ con

Các con vừa chơi rất giỏi, bây giờ các con quan sát lại qúa trình phát triển của cây Đỗ nhé ?

– Cho trẻ xem đoạn vi deo

  1. Đàm thoại – giảng giải – đọc trích dẫn:

– Con hãy kể tên những nhân vật trong câu chuyện ?

– Đầu tiên ai đánh thức Đỗ con dậy?

– Cô Mưa Xuân mang gì đến cho Đỗ con? Cô Mưa Xuân đến kèm theo tiếng động gì? (Cả lớp giả làm tiếng mưa rơi).

– Khi nghe tiếng sáo vi vu trên mặt đất, Đỗ con đã hỏi như thế nào?

– Chị Gió Xuân đã nói gì với Đỗ con? (Cô kể trích dẫn “Có tiếng sáo vi vu… Chị Gió Xuân bay đi” kèm hình ảnh minh hoạ trên máy tính).

– Được cô Mưa Xuân tắm mát và chị Gió Xuân mang không khí trong lành đến, Đỗ con đã làm gì? (Trẻ làm động tác cựa mình làm nứt vỏ áo).

– Cuối cùng ai đánh thức Đỗ con dậy?

– Bác Mặt trời đã nói thế nào và Đỗ con trả lời ra sao?

– Bác Mặt trời khuyên Đỗ con điều gì? (Kể trích dẫn “Có những tia nắng ấm áp… đến hết” kèm hình minh hoạ trên máy tính).

– Giải thích từ “Lớn phổng”, cho trẻ làm động tác minh hoạ: Đứng bật dậy, giơ hai tay lên.

– Qua câu truyện các con thấy hạt Đỗ lớn lên cần có những yếu tố nào?

– Theo các con, nếu thiếu 1 trong các yếu tố trên hạt Đỗ có lớn lên được không?

* Giáo dục: Đỗ con lớn lên được là nhờ có đất, cô Mưa Xuân, chị Gió Xuân, bác Mặt trời cũng như tất cả các loại hạt và cây xanh khác cần có đất, nước, không khí, ánh sáng, nếu thiếu 1 trong các yếu tố đó thì hạt không thể nảy mầm và lớn lên được.

– Theo các con, để hạt Đỗ nảy mầm và lớn lên thì chúng ta cần phải làm gì? (Gieo hạt xuống đất, tưới nước và đặt cây ở nơi đủ ánh sáng).

  1. Củng cố:

– Trò chơi “Mô phỏng động tác của chú Đỗ con”: Cô kể tóm tắt truyện, trẻ thể hiện động tác mô phỏng cùng cô:

+ Đỗ con ngủ khì: Trẻ ngồi thu mình cúi đầu.

+ Khi tỉnh dậy: Trẻ ngẩng mặt lên tỏ vẻ ngạc nhiên.

+ Khi lớn làm nứt áo ngoài: Trẻ ngồi thoải mái, giang tay giang chân.

+ Khi vươn vai lớn phổng lên: Trẻ đứng bật lên tư thế tự nhiên.

– Các con có muốn gieo hạt và chăm sóc cho hạt lớn lên thành cây không? Chúng mình hãy hát và vận động cùng cô bài “Gieo hạt” nào.

– Cho trẻ hát và vận động bài “gieo hạt”

  1. Kết thúc tiết học:

– Hôm nay cô thấy lớp mình học rất là ngoan và giỏi, bây giờ cô cùng các con hãy ra vườn và gieo những hạt Đỗ này, và hàng ngày chúng mình hãy chăm sóc để những hạt Đỗ này nảy mầm và lớn lên nhé!


Đồ chơi Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị mầm non hàng đầu tại TP.HCM

Leave a Reply