Giáo án bài thơ Bàn tay cô giáo – Thơ chủ đề học đường
Bài thơ Bàn tay cô giáo là một bài thơ rất hay về chủ đề học đường. Bài thơ sẽ giúp bé cảm được nhịp điệu, thể hiện được tình cảm yêu quý với cô giáo của mình. Phú Long Blong chia sẻ ngay cùng bạn Giáo án bài thơ Bàn tay cô giáo!
Xem thêm:
Xem và tải giáo án bài thơ Bàn tay cô giáo miễn phí tại:
GIÁO ÁN MẦM NON: GIÁO ÁN BÀI THƠ BÀN TAY CÔ GIÁO
GIÁO ÁN BÀI THƠ BÀN TAY CÔ GIÁO
Chủ đề: Cô giáo của bé
Lĩnh vực phát triển: Ngôn ngữ
Đề tài: Thơ: Bàn tay cô giáo
- Mục đích – yêu cầu
– Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả biết đọc thơ cùng cô.
– Trẻ trả lời được một số câu hỏi đơn giản.
– Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
– Rèn kỹ năng lắng nghe, ghi nhớ có chủ đích
– Trẻ hứng thú tham gia hoạt động, có ý thức trong giờ học, yêu thích môn học.
– Giáo dục: Biết chào hỏi, lễ phép khi gặp các cô bác trong trường mầm non. Yêu quý, kính trọng các cô bác trong trường mầm non
- Chuẩn bị
– Địa điểm: Tại lớp
– Đồ dùng: Tranh minh họa nội dung bài thơ.
– Hệ thống câu hỏi đàm thoại:
+ Cô vừa đọc cho các cháu nghe bài thơ gì?
+ Của tác giả nào?
+ Bài thơ nói đến điều gì?
+ Bàn tay cô giáo làm gì?
+ Mẹ bạn nhỏ đã nói gì?
+ Bàn tay cô giáo khéo léo gì nữa?
+ Bàn tay cô giáo giống như tay của ai?
+ Qua bài thơ nhắn nhủ chúng mình điều gì?
– NDTH: Âm nhạc: “Vui đến trường” nhạc và lời Hồ Bắc
III. Tiến hành
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
*Hoạt động 1: Bé vui ca hát
– Cô cùng trẻ hát bài: “Vui đến trường” nhạc và lời Hồ Bắc – Trò truyện, đàm thoại về nội dung bài hát, về chủ điểm – Cô chốt lại và giáo dục trẻ *Hoạt động 2: Bé nghe cô đọc thơ – Cô giới thiệu bài thơ: “Bàn tay cô giáo” của tác giả Định Hải – Cô đọc lần 1: Đọc diễn cảm cho trẻ nghe – Cô giới thiệu cho trẻ nghe tên tác giả, tác phẩm. – Cô đọc lần 2: kết hợp tranh minh họa nội dung bài thơ. *Giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ: – Cô đặt câu hỏi đàm thoại gợi hỏi trẻ: + Cô vừa đọc cho các cháu nghe bài thơ gì? + Của tác giả nào? + Bài thơ nói đến điều gì? + Bàn tay cô giáo làm gì? + Mẹ bạn nhỏ đã nói gì? + Bàn tay cô giáo khéo léo gì nữa? + Bàn tay cô giáo giống như tay của ai? + Qua bài thơ nhắn nhủ chúng mình điều gì? – Cô nhấn mạnh lại sau mỗi câu trả lời của trẻ và khái quát lại câu trả lời của trẻ – Giáo dục trẻ biết chào hỏi, lễ phép khi gặp các cô bác trong trường mầm non. Yêu quý, kính trọng các cô bác trong trường mầm non *Hoạt động 3: Bé làm nhà thơ – Cả lớp đọc thơ cùng 3 – 4 lần. – Tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc. – Bao quát và khuyến khích trẻ đọc cùng cô. * Củng cố: Hỏi lại tên bài? – Tên tác giả? – Cho cả lớp đọc lại 1 lần * Giáo dục: Biết chào hỏi, lễ phép khi gặp các cô bác trong trường mầm non. Yêu quý, kính trọng các cô bác trong trường mầm non |
– Trẻ hát cùng cô
– Trò truyện cùng cô
– Lắng nghe
– Lắng nghe
– Lắng nghe
– Lắng nghe
– Lắng nghe và quan sát
– Lắng nghe – Bài thơ: “Bàn tay cô giáo”
– Trẻ trả lời: của tác giả Định Hải – Bàn tay cô giáo – Tết tóc – Khen tay cô giáo khéo – Vá áo – Như tay chị cả, như tay mẹ hiền – Trẻ trả lời
– Lắng nghe
– Cả lớp đọc cùng cô
– Tố, nhóm, cá nhân đọc
– “Bàn tay cô giáo” – Trẻ trả lời: tác giả Định Hải – Cả lớp đọc lại 1 lần
– Lắng nghe |
Video giáo án Bài thơ Bàn tay cô giáo
“Phú Long Blog – Chia sẻ tài liệu và giáo án miễn phí từ Đồ Chơi Phú Long