Giáo Án Lớp LáGiáo Án Mầm Non

Giáo án thơ Tình bạn – Xem và tải giáo án mầm non miễn phí

Với giáo án thơ tình bạn, các bé mầm non sẽ học được những bài học rất ý nghĩ về sự quan tâm và cảm thông trong tình bạn, phát triển được cảm xúc, khả năng chú ý. Với bài chọ này, các bé sẽ biết cách gây dựng một tình bạn đẹp với nhau! Cùng Phú Long Blog khám phá nhé!

Xem thêm:

Xem và tải giáo án thơ tình bạn miễn phí tại:

GIÁO ÁN MẦM NON: GIÁO ÁN THƠ TÌNH BẠN

tai-ve

GIÁO ÁN MẦM NON: THƠ “TÌNH BẠN”

I / Mục đích yêu cầu:

– Trẻ thuộc thơ, đọc diển cảm. Qua bài thơ trẻ cảm nhận được sự quan tâm và tình cảm của các bạn với nhau.

– Rèn trả lời và bộc lộ cảm xúc cá nhân một cách chân thực tự nhiên.

– Phát triển khả năng chú ý, cảm xúc, tưởng tượng.

– Giáo dục cháu biết quan tâm giúp đỡ bạn, nhất là khi bạn bị ốm.

II / Chuẩn bị:

– Cô thuộc và đọc tốt bài thơ.

– Giáo án điện tử.

III / Tổ chức hoạt động:

* Ổn định: Hát “Con kiến vàng”.

– Cháu vừa hát bài hát nói về điều gì?

– Kiến đã làm gì mỗi khi gặp bạn bè?

– Làm thế nào để có một tình bạn thân thiết, gắn bó như vậy?

– Giáo dục cháu khi chơi với bạn phải  đoàn kết, chân thành, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè,…

*Hoạt động 1: Cô đọc thơ: “ Tình bạn”

– Cô đọc mẫu một lần bài thơ thật diễn cảm.

– Tóm tắt nội dung bài thơ: Bài thơ nói về tình bạn giữa: Thỏ nâu với Hươu, Gấu, Mèo, Nai. Khi thấy bạn thỏ nâu bị ốm các bạn đã rủ nhau đi thăm bạn, mỗi bạn mua một thứ vừa mát lại bổ mong muốn bạn mau lành bệnh để còn đi học. Vậy còn các con thì sao? Khi chơi với bạn phải thế nào? Khi bạn bị ốm các con phải làm gì?

– Cô đọc lần 2 kết hợp cho trẻ xem slide.

– Lần 3 cô trích dẫn làm rõ ý, giải thích từ khó: ngọt lại thanh, đánh đường, kết đoàn.

* Hoạt động 2: Đàm thoại:

– Cô vừa đọc bài thơ gì? Của ai?

– Bài thơ nói về tình bạn giữa ai với ai vậy?

– Thỏ nâu có tất cả mấy người bạn?

– Bạn nào đã phát hiện ra Thỏ nâu bị ốm?

– Bạn Gấu đã nói gì với các bạn?

– Gấu mua gì đi thăm bạn?

– Còn Mèo? Hươu ? Nai thì mua gì nào?

– Các bạn đều mong muốn cho Thỏ điều gì?

– Khi chơi với bạn các con phải như thế nào? Khi bạn bị ốm các con phải làm sao?

* Giáo dục cháu khi chơi với bạn không được tranh dành đồ chơi của bạn, biết nhường nhịn bạn, rủ bạn cùng chơi, biết thăm hỏi khi bạn bị ốm,…

* Đọc thơ:

– Cho cả lớp đọc 2 lần bài thơ với tranh chữ to.

– Cho từng tổ đọc, nhóm, cá nhân, cô chú ý để sửa sai cho các cháu.

Hoạt động 3: Chơi trò chơi “Gạch chân các chữ cái đã học”.

– Cho trẻ đọc thơ: “Tình bạn” lên xếp 2 hàng thi đua nhau lên tìm, gạch chân chữ cái o, ô, ơ có trong bài thơ, cô theo dõi để động viên cháu tìm nhanh, đúng. Đội nào tìm nhanh, đúng, đội đó sẽ được khen

                                               ********************

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:

* HĐCMĐ: Tưới nước cho cây

1/ Mục đích, yêu cầu :

– Trẻ biết tưới cây và chăm sóc cây ở góc thiên nhiên luôn xanh tốt.

– Rèn luyện tính chăm chỉ ở trẻ.

– Phát triển tình cảm của trẻ đối với thiên nhiên.

– Giáo dục trẻ yêu thiên nhiên và yêu môi trường xanh sạch đẹp và không bức lá bẻ cành hái hoa .

2/ Chuẩn bị :

– Một số cây cảnh ở góc thiên nhiên , nước , dụng cụ để tưới cây .

3/ Tổ chức hoạt động:

-Cô giới thiệu trẻ về góc và trồng các loại cây .

– Để cây được xanh tốt hàng ngày các con phải làm gì . ( Tưới cây )

– Cô hướng dẫn cách chăm sóc cây , muốn được cây xanh tốt  hàng ngày các con phải tưới nước cho cây , những cây có lá to các con dùng khăn lau sạch .Cô tưới cho trẻ xem , lau cây có lá to .

Cô mời vài trẻ tưới và lau lá  nếu  trẻ thực hiện chưa được cô hướng dẫn lại .

-Nếu các con không biết cách chăm sóc  thì cây sẽ bị chết, lá có nhiều  bụi. Hàng ngày các con chơi ở góc thiên nhiên các con phải tưới cây, lau lá ,khi tưới các con phải nhẹ nhàng chú ý không làm gãy cây.

* Chơi TCVĐ:

+ Kéo co.

– Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi.

–  Cô tổ chức cho trẻ chơi, trong quá trình trẻ chơi cô chú ý động viên khuyến khích trẻ tham gia chơi tích cực.

***********************

Video bài thơ tình bạn – giáo án mầm non


Phú Long Blog – Chia sẻ tài liệu và giáo án miễn phí từ Đồ Chơi Phú Long”

Leave a Reply