Giáo án thơ Nắng bốn mùa – Xem và tải giáo án miễn phí
Nắng bốn mùa là một bài thơ rất hay về chủ đề các hiện tượng tự nhiên. Qua bài giảng từ giáo án bài thơ Nắng bốn mùa, các bé sẽ am hiểu được nhiều hơn những kiến thức về nhận biết chủ đề thiên nhiên.
Xem thêm:
Xem và tải giáo án bài thơ Nắng bốn mùa miễn phí tại:
GIÁO ÁN MẦM NON: GIÁO ÁN BÀI THƠ NẮNG BỐN MÙA
GIÁO ÁN THƠ NẮNG BỐN MÙA
Chủ đề: Các hiện tượng tự nhiên
Đề tài: Đọc thơ cho trẻ nghe: Bài thơ: “Nắng bốn mùa”
Đối tượng: 4-5 tuổi
Thời gian: 25-30 phút
Nội dung chính
I. Mục đích- yêu cầu
- Kiến thức
- Trẻ nhớ được tên bài thơ, tên tác giả
– Trẻ nắm được nội dung chính của bài thơ
– Trẻ nghe và cảm nhận được nhịp điệu của bài thơ
- Kĩ năng
- Phát triển tư duy, trí nhớ, cảm xúc, ngôn ngữ cho trẻ
- Thái độ
- Giáo dục cảm xúc thẩm mỹ và yêu thích thơ
- Giáo dục tình yêu thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên đọc thuộc thơ diễn cảm
- Giáo án điện tử
III. Tiến hành
Hoạt động của cô | Hoạt động của trẻ |
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, trò chuyện chủ đề
– Cô và trẻ hát bài “Nắng sớm” (Hàn Ngọc Bích) + Lớp mình vừa hát bài gì? Bài hát nói về cái gì? – À đúng rồi! Cô và lớp mình vừa hát bài “Nắng sớm” của nhạc sĩ Hàn Ngọc Bích đấy. Các con có biết không nắng buổi sáng từ 7h – 8h rất tốt cho sức khỏe cho xương cứng chắc vậy các con hãy ra tắm nắng nhé. Hoạt động 2: Cô đọc thơ cho trẻ nghe a) Giới thiệu bài thơ – Cô cũng có một bài thơ nói về những tia nắng, đó là bài thơ:“Nắng Bốn Mùa” do tác giả Mai Anh Đức sáng tác, các con cùng lắng nghe nhé! b) Cô đọc thơ diễn cảm – Lần 1: Cô đọc kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. – Lần 2: Đọc thơ kết hợp với tranh minh họa c) Đàm thoại – Cô vừa đọc cho lớp mình bài thơ gì? Do ai sáng tác? – À đúng rồi! Cô vừa đọc cho lớp mình nghe bài thơ “Nắng Bốn Mùa” của tác giả Mai Anh Đức đấy. – Bài thơ nói về cái gì?
* Cô đọc 4 câu đầu. Trong 4 câu đầu có xuất hiện 2 mùa, đó là mùa nào nhỉ các con?
– Vậy bạn nào giỏi cho cô biết nắng mùa xuân thì như thế nào?
=> Các con biết không nắng mùa xuân thật là dịu dàng và ấm áp. Mùa xuân là mùa cho muôn hoa đua nở đấy như hoa đào, hoa mai….và cũng là khởi đầu của một năm mới đấy các con ( cô cho trẻ xem tranh ảnh về hoa đào, hoa mai)
– “ Hung hăng hay giận giữ” là nắng của mùa nào nhỉ? => Mùa hè với ánh nắng thật là oi bức nóng nực nên các con khi đi ra nắng các con nhớ phải đội mũ, nón, mặc đồ mát, uống nhiều nước nhé . ( cô cho trẻ xem tranh ảnh mùa hè). * Cô đọc 4 câu cuối. – Nắng của mùa thu thì như thế nào nhỉ?
=> À! Nắng mùa thu thì vàng hoe, nắng của mùa thu thì yếu. + Mùa thu thì có lễ hội gì đặc biệt nhỉ các con? + Đúng rồi! Mùa thu có Tết Trung thu, các bạn nhỏ được đi rước đèn, phá cỗ đấy. – Mùa đông thì sao nào?
=> Mùa đông rất là lạnh vì không có mặt trời sởi ấm. Vì vậy các con hãy mặc thật ấm để cơ thể không bị lạnh nhé.( Cô cho trẻ xem tranh ảnh về mùa đông). d) Củng cố lại bài – Các con ơi bài thơ rất hay và ý nghĩa đúng không nào. Hãy cùng lắng nghe cô đọc lại bài thơ nhé. – Cô vừa đọc cho các con bài thơ gì nhỉ? – Do ai sáng tác? – Một năm thì có bao nhiêu mùa nhỉ? Giáo dục: Qua bài thơ cho chúng ta thấy một năm có 4 mùa: xuân, hè, thu, đông. Khi thời tiết chuyển mùa các con nhớ mặc quần áo phù hợp với từng mùa nhé. e) Trò chơi: “ Đố vui” Mùa gì cho lá xanh cây Cho bé thêm tuổi hây hây má hồng?
Mùa gì phượng đỏ rực trời Ve kêu ra rả rộn ràng khắp nơi?
Mùa gì bé đón trăng rằm Rước đèn, phá cỗ, chị Hằng cùng vui?
Mùa gì gió rét căm căm Đi học bé phải quàng khăn, đi giày?
Hoạt động 3: Kết thúc – Cô thấy hôm nay lớp mình học rất là ngoan và giỏi đấy. – Giờ học kết thúc rồi, các con cùng ra sân chơi nhé.
|
– Trẻ hát – Trẻ trả lời và nghe
– Trẻ lắng nghe
– Trẻ trả lời
– Bài thơ nói về tia nắng của bốn mùa – Mùa xuân và mùa hè – Nắng mùa xuân dịu dàng và nhẹ nhàng
– Mùa hè
– Vàng hoe như muốn khóc
– Tết Trung thu
– Khóc hu hu vì không co nắng
– Trẻ nghe và trả lời
– Có 4 mùa
– Trẻ tham gia trò chơi
|
Bài thơ: Nắng bốn mùa
Dịu dàng và nhẹ nhàng
Vẫn là chị nắng xuân
Hung hăng hay giận giữ
Là ánh nắng mùa hè
Vàng hoe như muốn khóc
Chẳng ai khác nắng thu
Mùa đông khóc hu hu
Bởi vì không có nắng.
(Mai Anh Đức)
Video giáo án bài thơ bàn tay cô giáo
“Phú Long Blog – Chia sẻ tài liệu và giáo án miễn phí từ Đồ Chơi Phú Long