Tin Tức Tổng Hợp

Mục tiêu của giáo dục mầm non đến năm 2020

Những năm đầu đời là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của đời người, đặc biệt là giai đoạn não bộ phát triển và hoàn thiện. Chính vì vậy, mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ, hình thánh những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một (Điều 22 – Luật giáo dục, 2005), tạo sự khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

muc-tieu-giao-duc-mam-non1
Mục tiêu giáo dục mầm non giai đoạn mới

Tin liên quan:

Mục tiêu của giáo dục mầm non được chia thành 2 phần như sau:

1. Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi nhà trẻ

a. Phát triển thể chất

  • Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A.
  • Thực hiện được các vận động cơ bản.
  • Thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường mầm non.
  • Có một số thói quen tự phục vụ trong ăn uống, vệ sinh cá nhân.

b. Phát triển nhận thức

  • Thích tìm hiểu thế giới xung quanh.
  • Có sự nhạy cảm của ác giác quan: vị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác, thị giác.
  • Nhận biết được về bản thân, một số sự vật hiện tượng quen thuộc gần gũi.
  • Có khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy trực quan – hành động và tư duy trực quan hình ảnh.

c. Phát triển ngôn ngữ

  • Nghe, hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói của người khác
  • Diễn đạt được các nhu cầu đơn giản bằng lời nói.
  • Có khả năng hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản.

d. Phát triển tình cảm xã hội

  • Mạnh dạng giao tiếp với những người gần gũi
  • Biết được một số việc được phép làm và không được phép làm.
  • Biết thể hiện cảm xúc trước cái đẹp. Thích múa, hát, đọc thơ, nghe kể chuyện, vẽ, nặn, lắp ghép, xếp hình…
  • Thích tự làm một số công việc đơn giản.

2. Mục tiêu giáo dục mầm non ở cuối tuổi mẫu giáo

muc-tieu-giao-duc-mam-non
muc-tieu-giao-duc-mam-non

a. Phát triển thể chất

  • Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A.
  • Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
  • Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian.
  • Thực hiện được một số vận động của đôi tay một cách khéo léo.
  • Có một số thói quen, kỷ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và biết cách đảm bảo sự an toàn.

b. Phát triển nhận thức

  • Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh.
  • Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, chú ý vá ghi nhớ có chủ định. Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng xung quanh.
  • Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và xã hôi.

c. Phát triển ngôn ngữ.

  • Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp.
  • Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác.
  • Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp 1.

d. Phát triển tình cảm – xã hội- Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp

  • Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
  • Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện công việc được giao.
  • Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non và nơi sinh sống.
  • Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi.
  • Quan tâm chăm sóc vật nuôi, cây trồng và bảo vệ môi trường.

e. Phát triển thẩm mĩ

  • Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.
  • Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…và biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thông qua các hoạt động đó.

Trong thời gian tới, mục tiêu giáo dục mầm non mới được đề ra là giáo dục tính tự lập cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ phát huy khả năng tự lập, giúp trẻ tự giác, tự tin thể hiện được khả năng, năng lực của mình.

Điều này làm cơ sở cho sự hình thành nhân cách của trẻ sau này, trẻ biết được những điều nên làm và những điều không nên làm.

Mục tiêu giáo dục mầm non 2018-2020

Ngày 03/12/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1677/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2018 – 2025.

  • Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: có ít nhất 30% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 92% trẻ em độ tuổi mẫu giáo, trong đó hầu hết trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đến trường;
  • Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: có ít nhất 98,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân – béo phì được khống chế;
  • Về đội ngũ giáo viên: có ít nhất 70% giáo viên từ trình độ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên…
  • Về cơ sở vật chất trường lớp, đảm bảo tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 70%, ít nhất 42% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2020, có 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá, trong đó có ít nhất 45% số trường được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục.

Mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020 – Lộ trình như sau

1. Mục tiêu chung

Củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. Đa dạng hóa các phương thức, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo hướng đạt chuẩn chất lượng giáo dục mầm non trong khu vực và quốc tế; củng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị tốt cho trẻ em vào học lớp một; phát triển giáo dục mầm non cho trẻ em dưới 5 tuổi.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2018 – 2020

  • Về quy mô, mạng lưới trường, lớp: Mạng lưới trường lớp được củng cố mở rộng, đủ năng lực huy động trẻ em đến trường, phát triển các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 30% trẻ em độ tuổi nhà trẻ, 92% trẻ em độ tuổi mẫu giáo, trong đó hầu hết trẻ mẫu giáo 5 tuổi được đến trường, tỷ lệ huy động trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập chiếm từ 25% trở lên;
  • Về chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ: Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 98,5% nhóm, lớp mầm non được học 2 buổi/ngày; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm, tỷ lệ trẻ em thừa cân – béo phì được khống chế;
  • Về đội ngũ giáo viên: Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 70% giáo viên đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên;
  • Về cơ sở vật chất trường lớp: Bảo đảm tỷ lệ 01 phòng học/lớp (nhóm); tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 70%; có ít nhất 42% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
  • Về kiểm định chất lượng giáo dục: Đến năm 2020, có 100% trường mầm non hoàn thành tự đánh giá, trong đó có ít nhất 45% số trường mầm non được công nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục;
  • Về phổ cập giáo dục mầm non: Duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi.

Xem chi tiết mục tiêu giáo dục mầm non lộ trình đến 2020 tại đây

Loader Loading...
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Tải xuống

Đồ Chơi Phú Long tổng hợp


Đồ Chơi Phú Long – Website chính thức của công ty thiết bị mầm non Phú Long – Hotline 0933111009

Người Giữ Trẻ

- Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm TPHCM khoa giáo dục mầm non năm 2012 - Content Developer tại mầm non Phú Long

Leave a Reply