Thí nghiệm cho trẻ mầm non – các cách làm đơn giản mà hấp dẫn cho các buổi học
Thế giới xung quanh biết bao nhiêu là điều ký bí mà chúng ta đều tò mò muốn khám phá. Những người lớn thì không hứng thú mấy nhưng những đứa trẻ nhỏ thì luôn muốn được chiêm ngưỡng. Để cho các bài học ở lớp mẫu giáo, các cô nên đưa vào những thí nghiệm đơn giản sẽ làm không khí trở nên vui nhộn hơn. Vậy sau đây sẽ là các thí nghiệm cho trẻ mầm non để mọi người tham khảo nhé.
Xem thêm :
- Những ý tưởng trang trí rèm cửa lớp mầm non sáng tạo, độc đáo
- Trang trí góc tuyên truyền mầm non đẹp hấp dẫn bé
Thí nghiệm cho trẻ mầm non là gì?
Thí nghiệm cho trẻ mầm non là tập hợp những bước thực hành và giải thích những hiện tượng đơn giản trong cuộc sống. Việc thực hành những thí nghiệm này sẽ giúp kích thích trí não của bé, giúp trẻ có cái nhìn tổng quan hơn mang lại những điều bổ ích cho các con. Hơn nữa việc tạo ra các thí nghiệm cũng làm cho bé hứng thú hơn trong việc học.
Các mẫu thí nghiệm cho trẻ mầm non
Khi chọn tiến hành các thí nghiệm, mọi người nên chú ý những bước an toàn cho trẻ, tránh lấy những hiện tượng phức tạp. Hơn nữa trong quá trình giảng giải hiện tượng, bạn cũng cần lưu ý sử dụng những từ ngữ đơn giải gần gũi tạo cảm giác hứng thú cho bé. Sau đây là các thí nghiệm tiêu biểu.
#1 Thí nghiệm cho trẻ mầm non bằng trứng nổi trên nước.
Cách làm thí nghiệm với trứng rất đơn giản mà dễ chuẩn bị. Để cho ra 1 thí nghiệm thành công bạn cần chuẩn bị những vật dụng sau:
- 2 cốc thủy tinh dùng để đựng nước, cốc này có kích thước to hơn quả trứng gà 1 tẹo
- 1 ít nước lọc ( nước nguội và nước ấm) và 1 ít muối
- 2 quả trứng gà
Tiến hành thí nghiệm:
Bước 1: ta sẽ đổ nước nguội vào 1 cốc thủy tinh gọi là cốc 1, tiếp tục đổ nước ấm vào cốc còn lại và hòa thêm 1 ít muối – đây là cốc 2
Bước 2: thả 2 quả trứng vào 2 cốc nước, mỗi bên 1 quả
Bước 3: quan sát hiện tượng: cốc 1 có 1 quả trứng chìm xuống và cốc 2 thì quả trứng lại nổi lên.
Bước 4: giải thích hiện tượng. Bởi bên cốc 1 không chứa muối, khối lượng nước lại nhẹ hơn khối lượng quả trứng nên nó mới chìm. Với cốc 2 thì có thêm muối, các phân tử muối trong nước sẽ bám vào vỏ trứng và lực đẩy ác-si-mét cũng lớn hơn nên việc nâng đỡ vỏ trứng lên dễ dàng vì thế mà trứng ở cốc 2 nổi lên.
#2 Thí nghiệm trộn màu nước
Trẻ con thì thường sẽ bị hấp dẫn bởi những gì có liên quan đến màu sắc như xanh, đỏ, vàng, hoặc 7 sắc cầu vồng vì thế thí nghiệm pha màu cũng là một cách rất hay mà mọi người nên tham khảo.
Để làm được thí nghiệm cho trẻ mầm non kiểu này, chúng ta cần chuẩn bị những dụng cụ sau 1 hộp màu nước với 3 màu cơ bản xanh lục, đỏ , vàng, đi kèm những hộp không để pha màu vào đó và 1 cây cọ vẽ.
Các bước thực hiện tạo màu cơ bản
Bước 1: tạo ra màu tím. Chúng ta sẽ đổ 1 ít màu xanh lục vào 1 lọ nhựa rỗng nhỏ xinh xinh thường hay dùng để đựng màu nước, sau đó đỏ 1 ít màu đỏ rồi lấy cọ khuấy lên là sẽ tạo được ra màu tím mộng mơ
Bước 2: tạo màu xanh lá cây. Với màu này, ta chỉ cần trộn màu vàng với màu lục là sẽ ra.
Bước 3: để tạo được màu da cam, bạn sẽ cần phải trộn màu đỏ và màu vàng.
Vậy là từ 3 màu cơ bản sau 3 bước ta đã có ngay 3 màu tiếp. Từ những màu này, ta cũng có thể pha trộn sẽ ra các màu mới. Nếu như bạn muốn tạo ra các màu đậm nhạt thì hãy chú ý tỷ lệ của từng loại màu là được. Đây cũng là thí nghiệm cho trẻ mầm non rất đơn giản mà hiệu quả để thu hút sự tò mò của bé.
#3 Giải thích hiện tượng cầu vồng
Một thí nghiệm cho trẻ mầm non mà mọi người hay dùng nhất đó là tạo ra hiện tượng cầu vồng giả. Để tiến hành thí nghiệm ta cũng cần có những bước chuẩn bị cơ bản sau
- 1 chậu bé như chậu rửa mặt
- 1 xô nước
- 1 nửa tấm gương
- 1 đèn pin ( có hoặc không cũng được)
- 1 tờ giấy a4 trắng
Tiến hành thí nghiệm.
Bước 1: lấy nước đổ đầy vào chậu sau đó bỏ 1 nửa tấm gương vào bên trong.
Bước 2: dùng đèn pin hoặc có thể mang thau nước kia ra ngoài trời- nơi có ánh nắng mặt trời tự nhiên. Để ánh sáng chiếu xuyên xuống bên dưới đáy chậu, trúng vào nửa mảnh gương kia.
Bước 3: lấy tờ giấy a4 trắng hứng phần ánh sáng bị phản chiếu bởi gương chúng ta sẽ thu được hình ảnh cầu vồng trên giấy.
Bước 4: giải thích thí nghiệm. Vì ánh sáng mặt trời khi xuyên qua mặt nước chiếu xuống gương thì lúc này nó sẽ thu lại được 1 chùm ánh sáng. Khi ánh sáng này phản xạ từ gương lên mặt nước nó sẽ được chẻ ra thành nhiều màu sắc cụ thể là 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.
Như vậy là mình đã hướng dẫn chi tiết cho các bạn những cách làm thí nghiệm thật đơn giản. Hy vọng rằng với những thông tin Phú Long Blog cung cấp trên đây sẽ giúp bạn có được những ý tưởng thí nghiệm độc đáo nhưng vẫn dễ làm để các bé vừa học hỏi mà lại vừa vui chơi thoải mái.
“Phú Long Blog – Chia sẻ tài liệu và giáo án miễn phí từ Đồ Chơi Phú Long