Chưa được phân loại

Top 4 truyện cổ tích cho trẻ mầm non hay dành cho các bé

Truyện cổ tích luôn là những câu chuyện rất thú vị, luôn có một kết thúc tốt đẹp và gắn với những bài học hay và ý nghĩa dành cho các bé. Với những truyện cổ tích mầm non, bạn sẽ giúp cho bé phát huy được tư duy và trí tưởng tượng rất tốt, thêm nữa các bé sẽ được giáo dục những bài học rất ý nghĩa và bổ ích trong cuộc sống. Các bạn hãy cùng Blog.dochoiphulong lưu lại các mẫu truyện cổ tích cho trẻ mầm non hay nhất dành cho các bé ngay bây giờ nhé!

Xem thêm:

Truyện cổ tích chó sói và đàn dê

“Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con dê mẹ và 7 chú dê con. Họ sống với nhau hạnh phúc trong một ngôi nhà nho nhỏ, xinh xắn và ấm cúng.

Dê mẹ thường phải vào rừng để tìm cỏ non, vì ăn cỏ no thì dê mẹ mới có sữa cho đàn dê con bú. Một hôm, khi chuẩn bị đi vào rừng, dê mẹ bèn gọi đàn con lại dặn dò:” Các con ở nhà nhớ khóa chặt cửa. Khi nào mẹ về, nghe thấy mẹ đọc bài thơ này thì hẵng mở cửa ra:

Dê con ngoan ngoãn

Mau mở cửa ra

Mẹ đã về nhà

Cho các con bú.

7 chú dê con vâng lời mẹ đóng chặt cửa. Thế nhưng, có một con chó sói độc ác sống ở gần đó đã nghe thấy lời dặn của dê mẹ. Sau một hồi tính toán, nó nảy ra ý định lừa dê con mở cửa để ăn thịt các chú. Sau khi dê mẹ đi khỏi, chó sói liền đến gõ cửa rồi giả giọng dê mẹ:

“Dê con ngoan ngoãn

Mau mở cửa ra

Mẹ đã về nhà

Cho các con bú”

Bảy chú dê con nhận ra giọng ồm ồm của chó sói nên đã nhất quyết không mở cửa.

Một lúc sau, chó sói lại đến và gõ cửa. Lần này nó giả giọng nhẹ nhàng hơn cho giống với giọng dê mẹ. Nhưng lần này, nó cũng không vào đươc ngôi nhà vì những chú dê con thông minh đã đòi sói phải cho xem móng. Khi thấy móng chân đen xì của con sói, các chú đã không cho nó vào.

Chó sói nham hiểm liền đến tiệm bánh mua bột mỳ trắng và xoa vào móng vuốt của mình.

Khi nó đến gõ cửa lần thứ ba, những chú dê con nhìn thấy bộ móng màu trắng và cứ tưởng rằng đó là mẹ của mình. Dê con mở cửa cho sói vào nhà và nó lao đến và nuốt chửng cả bầy dê vào bụng, may thay chú dê bé nhất trốn thoát đươc. No nê, con sói độc ác tìm một gốc cây rồi lăn ra ngủ. Khi ấy, dê mẹ trở về và chú dê bé nhất nhào vào lòng mẹ nức nở.

Dê mẹ liền mổ bụng sói ra. Lần lượt từng chú dê con nhảy ra. Dê mẹ bảo dê con lấy đá nhét vào bụng sói và khâu lại.

Khi chó sói tỉnh dậy nó cảm thấy vô cùng khát nước, nó lần mò ra giếng uống nước.

Vì trong bụng nặng trĩu toàn đá là đá nên nó bị rơi tòm xuống giếng. Thế là hết đời con sói gian ác.”

truyen-co-tich-cho-tre-mam-non
Truyện chó sói và đàn dê

Truyện cổ tích cóc kiện trời

“Vào một ngày rất lâu lâu rồi, năm nào cũng không rõ, năm ấy hạn hán nặng nề. Trên trời không đổ một giọt mưa, sông ngòi khô cạn kiệt, cây cối mùa màng vì không có nước tưới cũng vì thế mà khô cằn rồi chết khô. Không những vậy, các loài chim muông thú dữ cũng không có nước để uống, chũng đều nằm lè lưỡi, trực chờ cái chết tới. Các con vật to lớn hùng mạnh xưa nay tác oai tác quái trong rừng đều nằm lè lưỡi mà thở để đợi chết, không ai nghĩ được kế gì để cứu mình, cứu muôn loài. Sức mạnh của chúng chỉ để bắt nạt nhau thôi chứ đâu có thể làm gì nổi ông trời. Duy có anh chàng Cóc tía bé nhỏ, xấu xí kia là có gan to. Anh tính chuyện lên thiên đình kiện Trời làm mưa cứu muôn loài…

Dù chỉ có môt mình đi kiện ông trời những Cóc tía không hề nan lòng. Đi qua một vũng đầm khô, Cóc tía gặp Cua càng. Cua hỏi Cóc đi đâu. Cóc bèn kể rõ sự tình và rủ Cua cùng đi kiện Trời. Ban đầu Cua định bàn ngang, thà chết ở đây còn hơn chứ Trời xa thế đi sao tới mà kiện với tụng. Nhưng những con vật ở quanh Cua nghe Cóc nói lại tranh nhau mà bàn ngang bàn lùi, làm cho Cua nổi giận. Nói ngang bàn ngang là chuyện ngang của Cua thế mà họ lại dám tranh mất cái quyền ấy, cái quyền được phép ngang như cua cơ mà. Thế là Cua làm ngược lại, Cua tình nguyện cùng đi với Cóc.

Đi được một đoạn nữa, Cóc lại gặp Cọp đang nằm phơi bụng thở thoi thóp. Gấu đang chảy mỡ ròng ròng và khát cháy họng. Vì thiếu nước, Gấu và Cọp đều di chuyển chậm chạp.Cóc rủ Gấu và Cọp đi kiện trời. Cọp còn lưỡng lự thì Gấu đã gạt đi mà nói rằng:

–  Anh Cóc nói có lý, chẳng có lẽ chúng mình cứ nằm ở đây đợi chết khát cả ư?… Ta theo anh Cóc thôi. Anh Cua ngang như vậy mà vẫn còn theo anh Cóc được thì tại sao chúng mình không theo?

Gấu, Cọp cùng Cua và Cóc đều nhập lại thành đoàn. Đi thêm một chặng nữa thì gặp đàn Ong đang khô mật và con Cáo bị lửa nướng cháy xém lông. Thấy cả đoàn cùng nhau đi kiện trời thì cả hai con thấy vậy cũng xin nhập đoàn để theo cùng. Và đoàn loài vật ngày một đông thêm cùng nhau đi kiện Trời do Cóc dẫn đầu.

Cóc dẫn các bạn đi mãi, đi mãi đến tận cửa thiên đình. Khi đi trên đường cả bọn đều hăng hái nhưng đến trước cửa Trời oai nghiêm, bọn Cọp, Gấu, Cáo, Ong, Cua đều sợ, duy chỉ có Cóc là gan liền dõng dạc ra lệnh:

– Bây giờ các anh phải nghe lời tôi. Kia là chum nước của Trời, anh Cua vào nấp trong ấy. Anh Cáo nấp ở phía bên trái tôi, anh Gấu nằm ở phía bên phải tôi, còn anh Cọp chịu khó nằm đằng sau tôi. Các anh có nghe lệnh của tôi thì mới thắng được Trời.

Tất cả đều nghe lệnh của Cóc. Sắp đặt xong đâu đấy Cóc mới nhảy lên mặt trống đánh ba hồi ầm vang như sấm động.

Đang nằm ngủ trưa thư giãn, Ngọc Hoàng bị tiếng trống lôi đình đánh thức dậy nên bực bội lắm, liền sai Thiên Lôi ra xem có chuyện gì. Thiên Lôi lười biếng vội phủi bụi và mạng nhện giăng đầy trên lưỡi búa tầm sét cắm cổ chạy ra. Thiên Lôi ngạc nhiên vì ở ngoài cửa thiên đình chẳng thấy có một người nào cả chỉ thấy mỗi một con Cóc xù xì xấu xí đang ngồi chễm trệ trên mặt trống của nhà Trời. Thiên Lôi hết nhìn con Cóc lại nhìn lưỡi búa tầm sét khổng lồ của mình và thở dài vì cái búa to quá mà Cóc bé quá, đánh chưa chắc đã trúng được. Thiên Lôi bèn chạy vào tâu Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng nghe xong bực lắm bèn sai con gà trời bay ra mổ chết chú Cóc hỗn xược kia.

Khi con Gà trời vừa hung hăng bay ra, thì Cóc liền ra ám hiệu cho Cáo từ phía bên trái, lập tức anh Cáo liền nhảy ra cắn cổ Gà và tha đi mất. Cóc lại đánh trống lôi đình. Ngọc Hoàng càng giận giữ sai Chó nhà trời xổ ra cắn Cáo. Chó vừa xồng xộc chạy ra thì Cóc lại nghiến răng ra hiệu. Từ phía bên trái, anh Gấu bất ngờ xuất hiện khiến Chó không kịp trở tay, nhận ngay một đòn đánh trời giáng từ Gấu. Chó ngã lăn ra đất, không động đậy.

Sau đó, Cóc kiên trì lại thúc trống lôi đình thêm lần nữa để đánh thức Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn sai Thiên Lôi ra trị tội Gấu. Thiên Lôi là vị thần trời có lưỡi tầm sét mỗi lần vung lên thì thành sét đánh ngang trời, thành sấm động bốn cõi. Sức mạnh của Thiên Lôi không có ai bì được. Ngọc Hoàng yên trí lần này cử đến ông Thiên Lôi ra quân thì cái đám Cóc, Cáo ắt hẳn là tan xác. Vì thế khi ông Thiên Lôi vác lưỡi tầm sét đi là Ngọc Hoàng lại lười biếng co chân nằm trên ngai vàng mà ngủ tiếp.”

truyen-co-tich-cho-tre-mam-non
Truyện Cóc kiện trời

Truyện cô bé quàng khăn đỏ

“Ngày xửa ngày xưa, trong một ngôi làng nhỏ ven rừng có một cô bé xinh xắn, dễ thương. Cô bé luôn đem lại niềm vui cho mọi người, nên được cả làng yêu quý. Nhưng bà là người yêu cô bé nhất. Có thứ gì đẹp, có món ăn nào ngon, bà đều dành cho cháu gái. Bà còn cặm cụi may cho cô bé một chiếc khăng choàng, có cả mũ màu đỏ rất đẹp.

Cô bé thích chiếc khăn lắm, đi đâu cô cũng quàng. Mọi người ngắm nhìn cô bé với cái khăn phấp phới, tung tăng chạy nhảy đều mỉm cười:

– Ôi, cô bé quàng khăn đỏ đáng yêu quá!

Từ đó “Cô Bé Quàng Khăn Đỏ” đã trở thành tên gọi thân thương của cô.

Một hôm, mẹ bảo Cô Bé Quàng Khăn Đỏ:

– Con gái yêu ơi, bà đang bị mệt. Mẹ đã chuẩn bị quà, con mang đến biếu bà nhé. Được gặp con, bà sẽ mừng lắm đấy. Trên đường đi, con nhớ phải cẩn thận!

Cô bé ngoan ngoãn vâng lời mẹ, xách làn đi ngay.

Nhà bà ở trong rừng, từ làng đến nhà bà là một quãng đường khá xa. Cô Bé Quàng Khăn Đỏ vừa hát vừa nhảy tung tăng trên con đường vắng. Nhưng cô bé chưa đi được bao xa thì gặp lão sói già. Khăn Đỏ chưa bao giờ gặp sói, cũng không biết sói già là con vật độc ác và rất nguy hiểm, nên cô bé chẳng hề sợ hãi.

Lão sói già nhìn thấy Khăn Đỏ đã liếm môi ngẫm nghĩ: “Giá được chén con nhóc thơm ngon này thì tuyệt biết bao”.

Rồi lão giả giọng ngọt ngào đon đả:

– Chào cháu gái xinh đẹp! Sáng nay trời đẹp quá, cháu đi đâu đấy?

– Cháu đi thăm bà cháu ạ!

Cô bé lễ phép trả lời.

– Bà cháu ở đâu nhỉ? – Lão sói già xảo quyệt hỏi.

– Bà cháu ở trong căn nhà nhỏ ngay giữa rừng đấy ạ! – Cô bé đáp.

– Ô, thế thì bác cũng định đi thăm bà cháu đây. Ta cùng đi cho vui!

Lão sói nuốt nước bọt lẽo đẽo đi theo Khăn Đỏ, đến một chỗ vắng, lão vừa chồm lên định vồ cô bé, bỗng nghe tiếng thét:

– Cút ngay! Con sói gian ác kia!

Thì ra có một bác tiều phu phát hiện ra ý định xấu xa của sói, nên đã vung rìu đuổi theo. Sói sợ quá, cắm đầu bỏ chạy.

Cô Bé Quàng Khăn Đỏ chẳng hay biết gì, cứ nhởn nhơ đi trên con đường rừng đầy hoa thơm bướm lượn.

Sói già bỏ chạy được một đoạn, không thấy bác tiều phu đuổi theo nữa, nó liền vòng lại, lén lút bám theo cô bé.

Sói thấy cô bé cắm cúi hái hoa, xung quanh vắng lặng không một bóng người, nó mừng lắm, chắc mẩm phen này sẽ được nuốt gọn con mồi. Sói cẩn thận ngó trước trông sau rồi nhào đến chỗ Khăn Đỏ. Nhưng ..pặp..chân sói đã bị kẹp trong một cái bẫy.

Sói già vùng vẫy mãi mới thoát được ra. Lão ngồi phệt xuống về đường, vò đầu bứt tai nghĩ cách ăn thịt cô bé.

Một lúc sau, mắt sói sáng lên, miệng gầm gừ:

– Ta đã có cách! Ta đi đường tắt sẽ tới nhà bà già trước con bé kia, ta sẽ chén thịt cả bà lẫn cháu!

Đường tắt rất ngắn, nên dù tập tễnh, chẳng mấy chốc lão sói đã tới được nhà bà cụ.

Lão ghé mắt nhìn qua khe cửa, thấy bà cụ nhỏ nhắn, đắp chăn ấm nằm trên giường. Sói ta gõ cửa: “Cộc, cộc, cộc!”

– Ai đấy? – Giọng bà cụ khe khẽ, thều thào hỏi vọng ra.

Lão sói bắt chước giọng Cô Bé Quàng Khăn Đỏ đáp:

– Cháu đây, cháu mang bánh và một liễn bơ ngon mẹ cháu làm đến biếu bà đây ạ.

– Bà đang mệt lắm, không dậy

được. Cửa không khoá đâu, cháu vào đi!

Sói chỉ đợi có thế, lão đẩy một cái, hai cánh cửa mở toang. Đang rất đói nên chỉ trong nháy mắt, sói già đã nuốt gọn bà cụ vào trong bụng.

Ăn thịt bà cụ xong, sói mặc quần áo của bà, đội mũ của bà rồi leo lên giường nằm, kéo chăn đắp kín.

Một lát sau, Cô Bé Quàng Khăn Đỏ đến nơi, cô nhẹ nhàng gõ cửa: “Cộc cộc cộc .

– Ai đó? – Lão sói cố hỏi bằng cái giọng lí nhí và run rẩy.

Cô bé thấy giọng bà khàn hơn mọi ngày, chắc là do bà bị viêm họng.

Cô bé gọi to:

– Bà ơi! Cháu đây, cháu đến thăm bà đây. Sao hôm nay tiếng bà lạ thế?

– À, bà đang bị ốm mà. Cửa mở đấy, vào đi cháu yêu! – Lão sói cố dịu giọng trả lời.

Cô bé đẩy cửa bước vào.

– Bà ơi, cháu thương bà lắm. Mẹ cháu làm bao nhiêu bánh ngon để biếu bà đây ạ.

Lão sói làm ra vẻ cảm động nói:

– Bà cảm ơn cháu. Cháu thật tốt bụng. Đen đây với bà nào, cháu yêu của bà.

– Bà đợi cháu một lát.

Khăn Đỏ nói rồi nhanh nhẹn cắm hoa, bày đồ ăn ra bàn. Xong xuôi đâu đấy, cô bé mới dịu dàng gọi:

– Cháu mời bà dậy ăn cho chóng khoẻ.

– Bà mệt lắm, cháu lại đây đỡ bà dậy nào! – Lão sói gian giảo vờ rên rỉ.

Cô bé khẽ khàng đến bên giường và ngạc nhiên hỏi:

– Bà ơi, sao tai bà to thế?

– Tai bà to để nghe cháu nói được rõ hơn – Sói hốt hoảng chống chế.

– Bà ơi, sao mắt bà to thế?

– Mắt bà to để nhìn cháu được rõ hơn.

Sói nói rồi định kéo chăn che mặt. Cô bé nhìn thấy tay lão lại hỏi:

– Bà ơi, sao tay bà to thế?

–  Tay bà to để bà ôm cháu chặt hơn. Lão sói già trả lời và để lộ hàm

răng vừa dài vừa nhọn khiến Khăn Đỏ giật mình:

– Bà ơi, sao răng bà to thế?

– Răng bà to để nhai thịt mày cho sướng.

Dứt lời, lão sói độc ác chồm ra khỏi giường, ngoác mồm ra nuốt chửng Cô Bé Quàng Khăn Đỏ. Lão sói no kễnh bụng, ngáp một cái rõ to rồi trèo lên giường và ngay lập tức ngáy như sấm.

Lúc ấy, có một bác thợ săn đi qua đấy, nghe thấy tiếng ngáy lạ lùng, liền dừng lại nghe ngóng: “Không biết có chuyện gì xảy ra trong nhà bà cụ vậy nhỉ?”. Bác thợ săn nghĩ và mở cửa bước vào nhà.

– Thì ra mày ở đây, con sói già độc ác!

Bác thợ săn thốt lên.

Bác tìm khắp nhà nhưng không thấy bà cụ đâu, trong khi đó lão sói với cái bụng to phình dị thường vẫn ngủ say như chết. Bác thợ săn chợt hiểu được điều gì vừa xảy ra. Bác vội lấy kéo rạch một đường suốt từ ngực đến tận đuồi lão sói. Sói ta vẫn ngủ say đến nỗi chẳng hay biết gì.

Ngay lập tức Cô Bé Quàng Khăn Đỏ cùng bà bước ra khỏi bụng sói và kêu lên:

– Cảm ơn bác thợ săn tốt bụng! Trong bụng sói vừa nóng vừa tối, suýt nữa thì hai bà cháu bị ngộp thở. Bác đến muộn chút nữa thì hai bà cháu chết mất!

Bác thợ săn mừng rỡ thấy hai bà cháu còn sống, bác bảo Khăn Đỏ:

– Cháu giúp bác trừng trị con sói độc ác này để nó không còn đe doạ ai được nữa.

Hai bác cháu khuân đá, nhét đầy bụng sói rồi khâu lại. Mãi đến chiều lão sói mới thức giấc. Lão cố đứng lên mà không đứng nổi. Lão thấy mệt mỏi, đau bụng và khát nước, mồ hôi vã ra như tắm.

Sói cố lết ra giếng, nhưng khi lão cúi xuống định múc nước thì bị đá dồn lên khiến sói lộn nhào xuống giếng. Lão cố vùng vẫy nhưng vô ích, đá nặng đã kéo sói chìm nghỉm.

Bà cụ, bác thợ săn và Cô Bé Quàng Khăn Đỏ từ chỗ nấp ùa ra sân thở phào nhẹ nhõm. Từ nay họ không còn sợ con sói già độc ác nữa. Bà như khoẻ hẳn ra, cùng cháu gái sửa soạn một bữa tiệc nhỏ ăn mừng chiến thắng.

Bà còn hái dâu tây bỏ đầy vào túi, vào làn của bác thợ săn và Khăn Đỏ. Khi cô bé ra về, bà dặn đi dặn lại:

– Cháu nhớ đi đường cẩn thận, đừng thơ thẩn, lang thang hái hoa bắt bướm nữa nhé. về mau kẻo mẹ cháu mong.

Cô Bé Quàng Khăn Đỏ ôm hôn tạm biệt bà và nhớ lời bà dặn, cô bé đi thẳng về nhà.”

truyen-co-tich-cho-tre-mam-non
Truyện Cô bé quàng khăn đỏ

Truyên cổ tích Cây khế

“Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em kia tuy đã cha mẹ mất nhưng họ vẫn ở chung một nhà. Chẳng bao lâu sau người anh lấy vợ. Vợ chồng người anh không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. Người anh tham lam chiếm hết nhà cửa, mộng vườn, trâu bò mà cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn có cây khế ngọt. Vợ chồng người em không chút phàn nàn, vui vẻ chuyển sang ở túp lều. Ngày ngày, hai vợ chồng chăm bón cho cây khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân.

Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả ngọt, vàng ươm. Vợ chồng người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm, tính chuyện bán cây khế lấy tiền đong gạo.

Một hôm, có chim phượng hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế người em ra ngồi dưới gốc cây vừa khóc vừa nói:

Chim ơi, nhà tôi chỉ có một cây khế này thôi, tôi định bán khế lấy tiền đong gạo. Chim ăn hết thì vợ chồng tôi sống bằng gì? Chim vừa ăn vừa đáp:

Ăn một quả, trả một cục vàng May túi ba gang, mang ra mà đựng. Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để cho chim ăn. Mấy hôm sau chim lại tới ăn khế. Ăn xong chim bảo người em vào lấy túi ba gang đi lấy vàng. Chim đậu xuống đất xoè cánh đỡ người em lên lưng rồi bay vút lên trời. Chim bay mãi, bay mãi, qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc, châu báu. Người em đi khắp đảo ngắm nhìn thoả thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang. Chim phượng hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, chim lại đưa người em trở về nhà.

Từ đó người em trở nên giàu có. Vợ chồng người em đem thóc gạo, vàng bạc ra giúp đỡ những người nghèo khổ.

Vợ chồng người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi để dò hỏi. Biết em được chim phượng hoàng đưa đi lấy vàng, vợ chồng người anh đòi đổi nhà và ruộng vườn của mình lấy cây khế ngọt của em. Vợ chồng người em cũng vui vẻ đổi cho anh.

Thế là vợ chồng người anh chuyển sang ở nhà của em. Mùa hè năm sau, cây khế lại sai trĩu quả. Chim phượng hoàng lại tới ăn khế. Người anh cũng giả vờ khóc và đuổi chim. Chim bèn nói:

Ăn một quả, trả một cục vàng May túi ba gang, mang ra mà đựng. Người anh mừng quá, giục vợ may túi sáu gang để đựng được nhiều vàng. Hôm sau chim phượng hoàng đến ăn khế rồi đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội vàng vơ đầy túi sáu gang, lại còn giắt thêm đầy vàng vào người. Mãi đến chiều tối, người anh mới chịu ra về. Chim cố sức bay nhưng đường thì xa, vàng thì nhiều nên nặng quá, chim lảo đảo mấy lần suýt nhào xuống biển. Chim phượng hoàng bảo người anh vứt bớt vàng đi cho nhẹ nhưng người anh tiếc của cứ ôm khư khư. Chim phượng hoàng bực tức, nó nghiêng cánh hắt người anh tham lam xuống biển cùng với túi vàng của anh ta.”

truyen-co-tich-cho-tre-mam-non
Truyện Cây khế

Đồ chơi Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị mầm non hàng đầu tại TP.HCM

Leave a Reply