Giáo Án Lớp MầmGiáo Án Mầm Non

Truyện thỏ con không vâng lời

Truyện Thỏ con không vâng lời là một câu chuyện rất hay và ý nghĩa. Câu chuyện này giáo dục trẻ mọt bài học rất bổ ích, đó là phải biết nghe lời ông bà bố mẹ. Đặc biệt hơn là bài học giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, đó là thói quen khi đi chơi phải xin phép hoặc đi cùng người lớn để không bị lạc các em nhé. Các bé cùng Blog.dochoiphulong khám phá liền nhé!

Xem thêm nhiều truyện hấp dẫn tại:

Truyện thỏ con không vâng lời

“Một hôm thỏ mẹ đi chợ, dặn thỏ con:

Thỏ con của mẹ, con ở nhà chớ đi chơi xa con nhé!
Vâng ạ, con ở nhà con không đi chơi xa đâu mẹ ạ!
Thỏ mẹ vừa đi khỏi cổng thì bạn bươm bướm bay đến. Bươm bướm gọi:

Thỏ con trả lời: không đâu, mẹ tớ dặn ở nhà không được đi chơi xa.

Một lúc sau, bươm bướm lại đến và gọi Thỏ:  Bạn thỏ con ơi! Ra ngoài kia chơi đi! Ở đấy có cỏ này, có hoa này. Thích lắm, thích lắm!
Thỏ con ở nhà một mình buồn quá.
Thế rồi thỏ con liền chạy theo bươm bướm.
Mải chơi, Thỏ con quên mất đường về nhà.
Sợ quá, thỏ con ngồi khóc.
Hu hu hu…! Mẹ ơi…Mẹ ơi…

Vừa lúc đó có một bác gấu đi qua, thấy thỏ con khóc, bác gấu hỏi:
-Cháu thỏ! Làm sao cháu khóc đấy?
– Thỏ quệt nước mắt và trả lời bác gấu: Bác gấu ơi! Mẹ cháu dặn cháu ở nhà cháu lại đi chơi xa, bây giờ cháu không biết lối về nhà. Hu hu…

Bác gấu ân cần xoa đầu thỏ và nói -Nín đi bác sẽ đưa cháu về nhà với mẹ.
Nói rồi bác gấu dắt tay thỏ con về nhà.

Về đến nhà thỏ mẹ chạy ra ôm chầm lấy thỏ con

Thỏ con nói với mẹ:
Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ, mẹ dặn con ở nhà không được đi chơi xa, thế mà con lại đi chơi xa vậy, con xin lỗi mẹ.

Thỏ mẹ xoa đầu thỏ con và nói:

– con biết lỗi là được rồi, lần sau con nên nghe lời mẹ nhé.

Nói rồi thỏ mẹ và thỏ con quay sang cảm ơn bác gấu.”

truyen tho con khong vang loi
Truyện Thỏ con không vâng lời

 

Giáo án truyện thỏ con không vâng lời

Tải giáo án miễn phí tại:

tai-giao-an

I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU

  1. Kiến thức:

– Trẻ biết tên truyện, tên các nhân vật trong truyện.

– Trẻ hiểu nội dung truyện : Thỏ con không nghe lời mẹ đã bị lạc đường khi đi chơi xa. Bác Gấu đi qua dắt Thỏ con về nhà. Thỏ con đã biết lỗi và xin lỗi mẹ.

  1. Kỹ năng:

– Rèn kỹ năng phát triển ngôn ngữ, vận động cho trẻ.

– Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng, mạch lạc.

  1. Thái độ:

– Trẻ hứng thú nghe cô kể truyện và tích cực tham gia vào các hoạt động.

– Trẻ biết vâng lời bố mẹ, cô giáo và người lớn.

II/ CHUẨN BỊ

– Giáo án điện tử truyện “ Thỏ con không vâng lời”.

– Ti vi, máy tính.

– Nhà thỏ

– Nhạc bài hát “ Trời nắng, trời mưa”, “Mẹ yêu không nào”..

– Mũ thỏ cho cô và trẻ.

III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:

Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú:

– Cho trẻ hát : “Mẹ yêu không nào”

– Cô và các con vừa hát xong bài hát gì?

(Mẹ yêu không nào)

– Trong bài hát nói đến con vật gì? (Con cò)

– Các con ạ! Bạn cò trong bài hát có

ngoan không ? (Dạ có)

* Giáo dục:  À đúng rồi bạn cò rất ngoan bạn biết chào và hỏi bố mẹ khi đi và khi ra về đấy vì thế mà các con phải ngoan giống bạn cò nhé! Phải chào bố mẹ khi đi học về và chào cô giáo khi vào lớp nha.

Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức:

a.Giới thiệu bài:

– Các con ơi! Có một chú thỏ rất hư đấy vì không

nghe lời mẹ nên bị lạc đường khi đi chơi xa đấy!

– Đó chính là chú thỏ trong câu chuyện

“ Thỏ con không vâng lời” mà hôm nay cô sẽ kể

cho các con nghe.

– Các con cùng ngồi lại đây nghe cô

kể chuyện nào.( Trẻ lắng nghe)

b.Cô kể chuyện:

* Lần 1: Cô kể kết hợp ngữ điệu, cử chỉ, nét mặt:

– Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Thỏ con không vâng lời)

– Câu chuyện này sẽ hay hơn khi cô kế cùng với màn hình đấy!

– Bây giờ các con nhẹ nhàng về chổ ngồi cùng nhìn lên màn hình và lắng nghe cô kể câu chuyện này nhé!

* Lần 2: Cô kể kết hợp màn hình.

– Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? (Thỏ con không vâng lời)

*Trích dẫn, Đàm thoại, từ khó :      

– Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? (Thỏ con không vâng lời)

– Trước khi đi chợ thỏ mẹ dặn Thỏ con như thế nào? (Thỏ con của mẹ, con ở nhà chớ đi chơi xa con nhé!)

– Thỏ con trả lời thỏ mẹ như thế nào? (Vâng ạ! Con ở nhà con không đi chơi

xa)

– Thỏ mẹ vừa đi khỏi nhà thì ai đã đến rủ Thỏ con đi chơi?(Bươm bướm)

– Đúng rồi! Sau khi Thỏ mẹ đi thì Bươm Bướm đã đến rủ Thỏ con đi chơi đấy!

– Bạn bươm bướm gọi thỏ như thế nào? (Thỏ con ơi ra vườn kia chơi đi, ở đấy có cỏ này có hoa này thích lắm!)

– Khi Thỏ con đi chơi với Bươm Bướm thì chuyện gì đã xảy ra với Thỏ con? (Thỏ con quên cả đường về nhà).

– Lúc đó thỏ con đã làm gì? (Thỏ ngồi khóc).

– Thỏ khóc như thế nào? (Hu hu mẹ ơi! Mẹ ơi!)

– Đúng rồi, lúc đó Thỏ con sợ lắm, Thỏ con đã khóc: Hu hu! Mẹ ơi! Mẹ ơi

– Thỏ con ngồi khóc một mình và ai đã giúp Thỏ con đưa thỏ về nhà?(Bácgấu)

– May quá có Bác Gấu đi qua đã dắt thỏ con về nhà đấy.

– Về đến nhà Thỏ con đã làm gì? (Mẹ ơi! con xin lỗi mẹ).

– Khi về đến nhà Thỏ con đã nói xin lỗi mẹ và cám ơn Bác Gấu đấy!.

– Các con hãy khoanh tay lại cùng bạn Thỏ con cảm ơn Bác Gấu nào!

– Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? (Thỏ con không vâng lời)

– Trong câu chuyện có những ai? (Thỏ mẹ, thỏ con, bươm bướm, bác gấu)

– Bạn thỏ trong câu chuyện có ngoan không? (Dạ không).

* Giáo dục: Qua câu chuyện “ Thỏ con không vâng lời ” Các con phải biết vâng lời bố mẹ, cô giáo và người lớn. Không được đi chơi xa một mình như vậy mới là bé ngoan. Các con nhớ lời cô chưa?

* Từ khó: Cám ơn: Khi được người khác giúp đỡ và làm điều gì đó cho mình mình sẽ cám ơn .

– Các con hãy khoanh tay lại cùng bạn Thỏ con cảm ơn Bác Gấu nào!

–  Cho trẻ chơi: “Con thỏ”

  1. Cho trẻ xem hoạt hình:

– Các con ạ! Câu chuyện “ Thỏ con không vâng lời” ngoài cô kể ra còn có phim hoạt hình nữa đấy! Cô mời các con lại đây xem nào! (Trẻ xem)

– Các con ơi! Lại đây với cô nào? Hôm nay cô bé kể cho lớp nghe câu truyện gì? (Thỏ con không vâng lời).

Hoạt động 3: Trò chơi: “Trời nắng trời mưa”:

– Cô phổ biến luật chơi, cách chơi : Bây giờ

cô là thỏ mẹ các cháu là thỏ con chúng mình

cùng làm những chú Thỏ đi chơi nhé.

Qua bài hát “ Trời nắng trời mưa”.

– Cho trẻ chơi : 2 – 3 lần. (Trẻ chơi)

Hoạt động 4: Kết thúc:

– Cho trẻ nghỉ


Đồ chơi Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị mầm non hàng đầu tại TP.HCM

Leave a Reply