11 trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của bé
Tết thiếu nhi sắp đến rồi, chắc hẳn bạn đang cần những trò chơi dân gian mầm nonthích hợp để tổ chức cho bé một mùa tết thật đáng nhớ đúng không! Blog.dochoiphulong mời bạn tham khảo cách chơi 11 trò chơi dân gian gắn liền với tuổi thơ của bé để cùng tổ chức một mùa Tết thiếu nhi đặc sắc cho các bé nhé!
Xem thêm:
Nội dung chính
1. Trò chơi dân gian chi chi chành chành
Cách chơi: Bạn sẽ chọn một trẻ đứng xòe bàn tay, một trẻ khác chỉ ngón tay vào trong lòng bàn tay và đọc bài vè:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.”
Đến chữ “ập” thì trẻ đáng xòe bàn tay sẽ nắm tay lại thật nhanh, trẻ còn lại thì cố gắng rút tay thật mạnh. Nếu như ai rút không kịp bị nắm trúng thì phải là người xòe tay ra, đọc câu đồng dao cho người khác chơi.
2. Trò chơi dân gian Bịt mắt bắt dê
Cách chơi: Hướng dẫn trẻ chơi bàn tay trắng bàn tay đen để chọn ra người làm dê và người bị bịt mắt bắt dê. Những bạn nhỏ là dê sẽ đứng thành vòng tròn, luôn miệng kêu “be be” để người bị bịt mắt tìm bắt. Trò chơi này cần có khoảng sân rộng nên bạn lưu ý chọn địa điểm sao cho thích hợp nhé!
3. Trò chơi dân gian Mèo đuổi chuột
Cách chơi: Bạn sẽ xếp cho trẻ đứng thành 2 vòng tròn, vòng tròn nhỏ bên trong, vòng tròn lớn bên ngoài. Sau đó hai trẻ được chọn làm mèo và chuột sẽ đứng quay lưng lại với nhau trong vòng tròn nhỏ ấy. Khi có hiệu lệnh, chuột chạy mèo đuổi theo. Mèo phải chạy đúng hang chuột chạy. Các bé đứng vòng tròn sẽ đọc to bài vè:
Đã là Mèo
Phải bắt Chuột
Bắt được Chuột
Là chén liền
Đã là chuột
Trông thấy Mèo
Phải chạy ngay.
Khi Mèo bắt được Chuột ở hang nào thì hai trẻ làm hang đó đổi vai thành Mèo và Chuột, còn hai trẻ đó sẽ thế chỗ vào chỗ hang hai bạn đó đứng.
4. Trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây
Cách chơi: Chọn lựa trẻ đóng vai ông chủ ngồi một chỗ, những trẻ còn lại sẽ xếp thành hàng và nối đuôi nhau. Các bé vừa đi vừa đọc bài đồng dao:
‘”Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Có cái nhà điểm binh
Có ông chủ ở nhà không?”
Khi đọc đến câu “Có ông chủ ở nhà không?” thì trẻ sẽ dừng lại trước mặt “ông chủ”. Ông chủ có thể trả lời “có hoặc không”, nếu là “không” thì rồng rắn sẽ đi tiếp, vừa đi vừa đọc những câu trên. Nếu “ông chủ” trả lời “có” thì đối thoại:
Ông chủ: Cho xin khúc đầu?
Cả nhóm: Những xương cùng xẩu
Ông chủ: Cho xin khúc giữa?
Cả nhóm: Chả có gì ngon
Ông chủ: Cho xin khúc đuôi?
Cả nhóm: Tha hồ mà đuổi.
Khi đọc hết câu “Tha hồ mà đuổi”, “ông chủ” sẽ phải bắt bằng được “khúc đuôi” (người cuối cùng). Các bạn rồng rắn không được làm đứt nhau và phải né ông chủ. Nếu ông chủ bắt được thì bạn đó sẽ thế chỗ ông chủ.
5. Trò chơi dân gian Đua thuyền
Cách chơi: Cô giáo sẽ chia các bé thành nhiều nhóm khác nhau, mỗi nhóm sẽ bao gồm từ 7 đến 8 trẻ. Mỗi nhóm sẽ ngồi dưới đất, sau đó sẽ đặt hết chân lên bụng của bạn phía trước mình để di chuyển hoàn toàn bằng lực từ mông. Khi cô giáo hô hiệu lệnh, các đội sẽ thi nhau di chuyển xem ai về đích trước. Khi di chuyển thuyền bị đứt sẽ bị loại.
6. Trò choi dân gian Đếm sao
Cách chơi: Cô giáo sẽ chọn một bạn đứng ngoài và tất cả các bạn còn lại sẽ ngồi thành một vòng tròn. Bạn nhỏ đứng sẽ đi phía sau lưng các bạn còn lại và đọc:
Một ông sao sáng
Hai ông sáng sao
Tôi đố anh chị nào
Một hơi đếm hết
Từ một ông sao sáng
Đến 10 ông sáng sao.
Đọc đến đâu vỗ tay lên lưng bạn ngồi đến đó. Đến từ cuối cùng, bạn nào trúng bạn đó phải đọc một hơi dài không ngắt bài Đếm sao. “Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, ba ông sao sáng… Cho đến 10 ông sáng sao. Nếu đọc sai sẽ bị phạt.
7. Trò chơi dân gian Dung dăng dung dẻ
Cách chơi: Cô sẽ phân công một bạn đứng giũa và các bạn còn lại đứng hai bên, sau đó tất cả sẽ nắm tay nhau đung đưa ra phía trước và hát:
Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đến cửa nhà trời
Lạy cậu lạy mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ù à ù ập
Ngồi xập xuống đây.
Đến câu “Ngồi xập xuống đây” thì tất cả cùng ngồi xổm, được một lát sẽ đứng dậy hát tiếp để tiếp tục chơi.
8. Trò chơi dân gian Cướp cờ
Cách chơi: Cô giáo sẽ chia các bé ra làm hai đội, mỗi đội có 5 đến 6 bạn, đứng hàng ngang theo vạch xuất phát của đội mình. Mỗi bạn phải thuộc số của đội mình. Khi cô giáo gọi đến số nào, bạn số đó phải chạy tật thanh đến vòng tròn để cò và cướp. Cô gọi đến số nào về thì các bạn nhanh chóng chạy về. Người gọi có thể gọi một lúc nhiều số nhé!
9. Trò chơi dân gian Ô an quan
Cách chơi: Cô giáo sẽ vẽ một hình chữ nhật lớn, sau đó chia ra thành 10 ô vuông nhỏ, mỗi bên 5 ô. Hai đầu sẽ vẽ hai nửa vòng tròn làm ô quan. Mỗi ô vuông nhỏ đặt 5 viên đá nhỏ, hai ô quan đặt mỗi ô một viên đá lớn hơn. Hai người hai bên oẳn tù tì chọn người đi trước. Người đi trước bốc đá trong ô lính tùy thích và rải. Hết đá lại bốc tiếp ô vuông tiếp theo đi. Nếu gặp ô trống thì bé sẽ được nhận số đá ở ô kế ô trống đấy. Đối phương cũng làm tương tự. Nếu như viên cuối rải sát bên ô quan sẽ mất lượt. Khi ăn hết hai quan, trò chơi kết thúc. Bên nào nhiều đá hơn bên đó thắng.
10. Trò chơi dân gian Kéo co
Cách chơi: Cô giáo sẽ chia cả đội ra làm hai bên với số người tương ứng bằng nhau. Sau đó kẻ một vạch làm mức và chuẩn bị một sợi dây cột vải đỏ làm dấu ở giữa. Hai đội cầm hai đầu dây, mảnh vải đỏ ngay mức vạch. Khi có hiệu lực, hai đội dùng hết sức mình kéo đội bên kia về phía đội mình. Đội nào kéo được thì sẽ chiến thắng.
11. Trò chơi dân gian nhảy bao bố
Cách chơi: Cô giáo sẽ chia các bạn nhỏ ra thành số đội tùy thích. Mỗi đội sẽ có số lượng người bằng nhau và được phát một chiếc bao. Người đứng đầu sẽ đứng vào trong bao. Sau khi có hiệu lệnh từ cô giáo, trẻ sẽ giữ miệng bao và bật nhảy về phía trước cho đến khi đến đích sẽ ra khỏi bao, cầm bao chạy về cho bạn thứ hai nhảy. Trò chơi kết thúc khi đội thắng là đội có bạn cuối cùng hoàn thành nhanh nhất.
Đó là top những trò chơi dân gian Việt Nam rất thích hợp tổ chức cho các bé trong các ngày lễ vui chơi hoặc ngoại khóa. Với những trò chơi dân gian mầm non này, các bạn hãy chọn lọc ra để tổ chức các chương trình thích hợp nhất dành cho bé nha!
Blog.dochoiphulong.com – chia sẻ giáo án mầm non miễn phí
Đồ Chơi Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị giáo dục mầm non tại TPHCM