30 câu đố vui dân gian cực hiệu quả cho việc rèn luyện trí thông minh
Câu đố vui dân gian không chỉ là một kho tang văn hóa dân tộc rất quý báu của chúng ta mà những câu đố này được lưu truyền để giúp các bé rèn luyện trí thông minh cực kỳ hiệu quả. Những câu đố này là công cụ cực kì tuyệt vời để các bé có thể rèn luyện khả năng tư duy và ghi nhớ một cách sắc bén và nhanh nhạy. Nhất là ở độ tuổi từ 4 đến 6, khi các bé đang phát triển trí não và rèn luyện khả năng ghi nhớ, thói quen cực tốt. Bạn hãy cùng bé phát triển cùng với phút giây thư giãn hiệu quả với các câu đố vui dân gian nhé!
Câu đố vui dân gian – kho tàng văn hóa cực kỳ đa dạng
Phải nói rằng kho tang câu đố vui dân gian và một thế giới rất đặc sắc và sinh động. Mỗi câu đố được truyền miệng, bắt nhịp rất dễ nghe và thuận tai, đặc biệt là sự dễ ghi nhớ. Bằng việc chỉ ra những điểm đặc trưng hiệu quả của sự vật, hiện tượng nên rất thích hợp sử dụng để giúp các bé phát hiện ra các sự vật hiện tượng một cách thú vị nhất, khiến bé khám phá thế giới thú vị bội phần.
Những câu đố vui dân gian thú vị nhất dành cho các bé
Hãy cùng Blog.dochoiphulong khám phá và lưu lại những câu đố vui dân gian thú vị nhất để giúp các bé khám phá thế giới đa dạng hơn nhé!
1. Thân dài thượt
Ruột thẳng băng
Khi thịt bị cắt khỏi chân
Thì ruột lòi dần vẫn thẳng như rươi?(
Là cái gì?- Cái bút chì)
2. Đầu đuôi vuông vắn như nhau
Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều
Tính tình chân thức đáng yêu
Muốn biết dài ngắn mọi điều có em?
(Là cái gì? – Cái thước kẻ)
3. Cày trên đồng ruộng trắng phau
Khát xuống uốmg nước giếng sâu đen ngòm?
(Là cái gì? – Cái bút mực)
4. Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay toả rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường?
(Là cây gì? – Cây phượng)
5. Da trắng muốt
Ruột trắng tinh
Bạn với học sinh
Thích cọ đầu vào bảng?
(Là cái gì? – Viên phấn)
6. Bằng cái hạt cây
Ba gian nhà đầy còn tràn ra sân?
(Là cái gì? – Đèn dầu)
7. Anh mặt đen, anh da trắng
Anh mình mỏng, anh nhọn đầu
Khác nhau mà rất thân nhau
Khi đi khi ở chẳng bao giờ rời?
(Là cái gì? – Bảng và phấn; giấy và bút)
8. Vua nào mặt sắt đen sì?
Vua nào trong thửa hàn vi ở chùa?
(Là những ai? – Vua Mai Hắc Đế (Mai Thúc Loan) và vua Lý Thái Tổ)
9. Đông Du ai đã đưa người?
Còn ai đập đá giữa trời trơ trơ?
(Là những ai – Phan Bội Châu và Phan Chân Trinh)
10. Đố ai nêu lá quốc kì
Mê Linh đất cũ còn ghi muôn đời
Yếm, khăn đội đá vá trời
Giặc Tô mất vía rụng rời thoát thân?
(Là ai? – Hai Bà Trưng)
11. Đố ai cũng khách thoa quần
Đạp luồng sóng dữ đuổi quân giặc thù
Cửu Chân nức tiếng ngàn thu
Vì dân quyết phá ngục tù lầm than
(Là ai? – Bà Triệu)
12. Đố ai trên Bạch Đằng giang
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời
Phá quân Nam Hán tơi bời
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?
(Là ai? – Ngô Quyền)
13. Đố ai nổi sáng sông, rừng
Đã vui Hàm Tử lại mừng Chương Dương
Vân Đồn cướp sạch binh cường
Nồi bàng mai phục chặn đường giặc lui?
(Là ai? – Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn)
14. Đố ai gian khó chẳng lùi
Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay
Mười năm Bình Định ra tay
Thành Đông Quan, mất vía bầy Vương Thông?
(Là ai? – Lê Lợi)
15. Đố ai giải phóng Thăng Long
Nửa đêm trừ tịch quyết lòng tiến binh
Đống Đa, sông Nhị vươn mình
Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh toi bời?
(Là ai? – Quang Trung – Nguyễn Huệ)
16. Muốn cho nước mạnh dân giàu
Tâu vua xin chém bảy đầu mọt dân
Mũ cao áo rộng không cần
Lui về ẩn chốn lâm sơn một mình?
(Là ai? – Chu Văn An)
17. Từng phen khóc lóc theo cha
Rồi đem nợ nước thù nhà ra cân
Núi Lam tìm giúp minh quân
Bình Ngô Đại Cáo, bút thầm ra tay?
(Là ai? – Nguyễn Trãi)
18. Một phen quét sạch quân Đường
Nổi danh Bố Cái Đại vương thuở nào
Tiếc thay mệnh bạc tài cao
Giang sơn đàng phải rơi vào ngoại bang?
(Là ai? – Phùng Hưng)
19. Vua nào thưở bé chăn trâu
Trường Yên một ngọn cờ lau tập tành
Sứ quân dẹp loạn phân tranh
Dựng nền thống nhất sử xanh còn truyền?
(Là ai? – Đinh Tiên Hoàng (Đinh Bộ Lĩnh)
20. Ai vì nước bỏ thù nhà?
Ai từng thắng trận Đống Đa vang lừng?
(Là những ai? – Trần Quốc Tuấn và Quang Trung)
21. Hạt gieo tới tấp
Rãi đều khắp ruộng đồng
Nhưng hạt gieo chẳng nãy mầm
Để bao hạt khác mừng thầm mọc xanh
(Hạt mưa)
22. Con gì có thịt không xương
Đằm trong nắng dãi, mưa tuôn chẳng nề
Hiên ngang dộ sức thủy tề
Giữ cho đồng ruộng bốn bề xanh tươi.
(Con đê)
23. Thân em xưa ở bụi tre
Mùa đông xếp lại mùa hè mở ra
(Cây quạt giấy)
24. Anh ngồi đâu em cũng ngồi hầu
Yêu em anh mới mớm trầu cho em
(Cái ống nhổ)
25. Ao tròn vành vạnh
Nước lạnh như tiền
Con gái như tiên
Trần mình xuống lội
(Bánh trôi)
26. Bằng cái đĩa, xỉa xuống ao
Ba mai chín cuốc mà đào không lên
(Bóng mặt, trăng mặt trời)
27. Dong dỏng ba bốn thước dài
Đầu đeo cái mỏ , bụng gài then ngang
Bốn chân em đứng sẵn sàng
Nằm ra cho chắc để chàng đạp đuôi
(Cái cối để xay gạo)
28. Cái dạng quan anh xấu lạ lùng
Khom lưng uốn gối cả đời cong
Lưỡi to ra sức mà ăn khoét
Đành phải theo đuôi có thẹn không?
(Cái cày)
29. Có răng mà chẳng có mồm
Nhai cỏ nhồn nhồn cơm chẳng chịu ăn
(Cái liềm gặt lúa)
30. Con gì ăn no
Bụng to mắt hípMồm kêu ụt ịt
Nằm thở phì phò –Là con gì?
(Con heo)
Có thể bạn quan tâm:
- Tổ chức trò chơi dân gian thú vị cho bé – Rồng Rắn lên mây
- Những điểm thú vị chỉ có ở Trò chơi mèo đuổi chuột
- Trò chơi bịt mắt bắt dê với điểm khác biệt độc đáo
Đồ chơi Phú Long – Nhà cung cấp thiết bị mầm non hàng đầu tại TP.HCM